.::. Cung cấp thông tin đầy đủ, trung thực là trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi của doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, đơn vị sự nghiệp, hiệp hội, cơ sở hành chính, cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng trên địa bàn .::. .............................................................................................................................................................................................................. ........................................  

Tình hình KT-XH tỉnh Vĩnh Phúc tháng Chín và 9 tháng năm 2019 

Chín tháng đầu năm 2019, tỉnh Vĩnh Phúc thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trong bối cảnh kinh tế thế giới có xu hướng tăng trưởng chậm lại với các yếu tố rủi ro, thách thức gia tăng. Ở trong nước, mặc dù chịu tác động không thuận lợi của kinh tế toàn cầu, nhưng nhiều tổ chức quốc tế vẫn có đánh giá tích cực về triển vọng kinh tế Việt Nam trong năm 2019. Tốc độ tăng trưởng GDP 6 tháng đầu năm tăng 6,76%, tuy thấp hơn mức tăng của 6 tháng đầu năm 2018 nhưng cao hơn mức tăng của 6 tháng các năm 2011- 2017; kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát ở mức thấp, môi trường đầu tư kinh doanh tiếp tục được cải thiện, năng lực cạnh tranh quốc gia được nâng lên...khẳng định tính kịp thời và hiệu quả của các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu được Chính phủ ban hành để thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2019.

Bám sát kế hoạch và nhiệm vụ tăng trưởng đã đề ra, ngay từ đầu năm, UBND tỉnh đã ban hành chương trình, kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP, Nghị quyết số 02/NQ-CP của Chính Phủ; tập trung tháo gỡ khó khăn trong sản xuất kinh doanh, thực hiện các giải pháp về phát triển kinh tế - xã hội, dự toán ngân sách và cải thiện môi trường đầu tư, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án đầu tư lớn, trọng điểm... Do đó, kết quả 9 tháng đầu năm 2019, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh tiếp tục phát triển tích cực trên các lĩnh vực. Cụ thể như sau:

I. TÌNH HÌNH KINH TẾ

1. Về tăng trưởng kinh tế

Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) 9 tháng đầu năm 2019 theo giá so sánh 2010 đạt 62.151 tỷ đồng, tăng 8,63% so cùng kỳ năm 2018. Lĩnh vực công nghiệp tiếp tục thể hiện vai trò quan trọng trong bức tranh phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, đạt mức tăng 13,01% so với cùng kỳ, đóng góp vào tăng trưởng chung của tỉnh 6,20 điểm phần trăm. Sản xuất nông nghiệp giảm 2,20% do tình hình dịch tả lợn Châu phi (DTLCP) gây thiệt hại nặng cho ngành chăn nuôi. Các ngành thương mại dịch vụ tăng khá, thị trường hàng hoá trên địa bàn đa dạng, phong phú, đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng.

- Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản: Giá trị tăng thêm ngành nông, lâm nghiệp và thuỷ sản 9 tháng năm 2019 đạt 3.894 tỷ đồng, giảm 2,20%, làm giảm tăng trưởng chung của tỉnh là 0,15 điểm %.

Trong nông nghiệp, mặc dù diện tích gieo trồng cây hàng năm giảm 4,64% (4,19 nghìn ha), nhưng cơ cấu cây trồng trên địa bàn tỉnh đã có sự chuyển biến rõ nét, các giống lúa chất lượng ngày càng phát huy hiệu quả, các mô hình ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao được mở rộng trong sản xuất; cơ giới hóa trong nông nghiệp ngày càng được đẩy mạnh ở tất cả các khâu từ làm đất, gieo trồng đến thu hoạch, vận chuyển; thời tiết thuận lợi nên năng suất hầu hết các loại cây trồng đều tăng, 9 tháng đầu năm ngành trồng trọt đạt mức tăng trưởng 0,02%. Sản xuất chăn nuôi gặp khó khăn do ảnh hưởng của DTLCP xuất hiện trên địa bàn từ cuối tháng 3 năm 2019 nên tổng đàn lợn (không tính lợn sữa) 9 tháng đầu năm giảm 25,39%; sản lượng thịt hơi xuất chuồng giảm 11,89% làm tăng trưởng của ngành chăn nuôi giảm 5,37%.

- Khu vực công nghiệp - xây dựng: Giá trị tăng thêm ngành công nghiệp, xây dựng 9 tháng đầu năm đạt 32.864 tỷ đồng, tăng 12,85% so với cùng kỳ, đóng góp vào tăng trưởng chung của tỉnh 6,54 điểm %; riêng ngành công nghiệp tăng 13,01%, đóng góp vào tăng trưởng chung của tỉnh là 6,20 điểm %.

Trong ba ngành công nghiệp lớn của tỉnh, ngành sản xuất linh kiện điện tử vẫn tiếp tục đà tăng trưởng ấn tượng với mức tăng 9 tháng đạt 45,55% so cùng kỳ, đóng góp vào tăng trưởng chung tới 6,53 điểm % trong tổng số tăng chung của tỉnh là 8,63 điểm %. Ngành sản xuất ô tô, xe máy vẫn gặp nhiều khó khăn trong khâu tiêu thụ do phải cạnh tranh với hàng nhập khẩu, tăng trưởng 9 tháng giảm lần lượt 4,60% và 8,90%, làm giảm tăng trưởng chung của tỉnh 1,96 điểm %. Như vậy, với tỷ trọng trong giá trị tăng thêm chiếm tới 38,72%, dẫn đầu toàn ngành công nghiệp của tỉnh, sự phát triển của ngành sản xuất linh kiện điện tử đã bù đắp khá tốt cho mức sụt giảm tăng trưởng của ngành ô tô và xe máy, giúp duy trì sự tăng trưởng của ngành công nghiệp cũng như tăng trưởng chung của tỉnh. Bên cạnh đó, chín tháng đầu năm 2019, còn có sự đóng góp của ngành sản xuất kinh loại và ngành sản xuất các sản phẩm từ khoáng phi kim loại. Tăng trưởng 9 tháng đầu năm của 2 ngành đạt trên 3,5 nghìn tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 11,42% trong tổng giá trị tăng thêm ngành công nghiệp, đóng góp vào tăng trưởng chung của tỉnh 1,03 điểm %. Các ngành công nghiệp còn lại có mức tăng trưởng bình quân đạt 12,31% so với cùng kỳ, đóng góp vào tăng trưởng chung của tỉnh là 0,5 điểm %.

- Khu vực dịch vụ: Các ngành dịch vụ tiếp tục ổn định và phát triển. Tổng giá trị tăng thêm 9 tháng đầu năm đạt 12.111 tỷ đồng, tăng 6,98% so với cùng kỳ, đóng góp vào tăng trưởng chung của tỉnh là 1,38 điểm %. Trong đó, ngành bán buôn, bán lẻ, sửa chữa ô tô, xe máy tăng trưởng 9 tháng đạt 2.734 tỷ, tăng 9,27% so cùng kỳ. Với tỷ trọng chiếm 25,57% trong tổng giá trị tăng thêm các ngành dịch vụ, ngành bán buôn, bán lẻ đã đóng góp 0,41 điểm % vào mức tăng chung của tỉnh. Một số ngành dịch vụ khác cũng có mức tăng khá như ngành dịch vụ lưu trú và ăn uống tăng 8,14%, hoạt động vận tải tăng 8,05%...

 9t2019_1

2. Tài chính, ngân hàng, bảo hiểm

2.1. Tình hình thu, chi ngân sách nhà nước

Công tác thu ngân sách nhà nước được tăng cường, ngành Thuế đã tổ chức chỉ đạo thu một cách quyết liệt, hiệu quả ngay từ những ngày đầu năm; đôn đốc quyết toán các khoản thu ngân sách nhà nước trên địa bàn như: thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp, các khoản thu từ đất, thu phí, lệ phí...; thường xuyên tuyên truyền, hỗ trợ và giải đáp chính sách cho người nộp thuế bằng văn bản, qua điện thoại và trực tiếp tại trụ sở cơ quan thuế nhằm tháo gỡ kịp thời các khó khăn, vướng mắc tại cơ sở để công tác thu có hiệu quả...

Theo số liệu của Kho bạc Nhà nước, tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tính đến 24/9/2019 đạt 24.762 tỷ đồng, đạt 89,09% dự toán. Trong đó, thu nội địa đạt 21.607 tỷ đồng, đạt 89,12% dự toán. Đem lại nguồn thu lớn cho ngân sách tỉnh là khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài với 16.190 tỷ đồng, chiếm 65,38% tổng số thu ngân sách trên địa bàn. Tiếp đến là các nguồn thu từ đất như thu tiền thuê đất đạt 1.111 tỷ đồng, thu tiền sử dụng đất đạt 1.516 tỷ đồng; thu từ các doanh nghiệp ngoài quốc doanh đạt 773 tỷ đồng, thu thuế thu nhập cá nhân đạt 649 tỷ đồng. Thu từ Hải quan ước đạt 3.120 tỷ đồng, đạt 87,87% dự toán.

Công tác quản lý chi ngân sách của tỉnh trong 9 tháng đầu năm 2019 tiếp tục được tăng cường kiểm soát chặt chẽ, quản lý chi theo dự toán, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Tổng chi ngân sách nhà nước tính đến 24/9/2019 đạt 12.090 tỷ đồng. Trong đó, chi thường xuyên dự kiến đạt 6.311 tỷ đồng, chi đầu tư phát triển đạt 5.731 tỷ đồng.

2.2. Hoạt động ngân hàng, tín dụng

Chín tháng đầu năm 2019, ngành Ngân hàng tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả các cơ chế chính sách của Nhà nước, các giải pháp chỉ đạo điều hành của Ngân hàng nhà nước Việt Nam (NHNN) và của tỉnh đến các tổ chức tín dụng trên địa bàn: Ưu tiên tập trung tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất, lĩnh vực ưu tiên, tạo điều kiện thuận lợi trong việc tiếp cận vốn tín dụng của DN và người dân. Kiểm soát chặt chẽ tín dụng đối với lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro như bất động sản, chứng khoán...Từ ngày 16/9/2019, NHNN giảm 0,25%/năm các mức lãi suất điều hành. Việc giảm mức lãi suất điều hành là cơ sở để các NHTM giảm chi phí vay tái cấp vốn, tái chiết khấu từ NHNN, qua đó giúp hạ lãi suất cho vay khi chi phí vốn đầu vào giảm bớt. Hiện, mức lãi suất huy động  trên địa bàn phổ biến ở mức 4,5-7,3%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng trở lên. Lãi suất cho vay đối với các lĩnh vực ưu tiên ở mức 6-9%/năm; các lĩnh vực sản xuất kinh doanh thông thường ở mức 6,8-10,5%/năm.

Nguồn vốn huy động trên địa bàn tiếp tục duy trì ở mức ổn định và tăng nhẹ so với thời điểm cuối năm 2018. Dự kiến đến cuối tháng Chín, tổng nguồn vốn huy động ước đạt 70.000 tỷ đồng, tăng 1,43% so với cuối năm 2018. Trong đó, tiền gửi của các tổ chức kinh tế đạt 24.700 tỷ đồng, giảm 12,56% (do từ tháng Sáu, một số doanh nghiệp FDI trên địa bàn như Honda, Piago, Toyota, Jawha…chuyển nguồn sang ngân hàng nước ngoài); tiền gửi tiết kiệm 44.500 tỷ đồng, tăng 11,15%. Tổng dư nợ cho vay đến cuối tháng Chín ước đạt 72.850 tỷ đồng, tăng 8,31% so với cuối năm 2018. Nợ xấu đến thời điểm 30/9/2019 ước là 735 tỷ đồng, chiếm tỉ lệ 1,01% trên tổng dư nợ.

Trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc hiện có 25 Chi nhánh ngân hàng cấp I, 9 chi nhánh ngân hàng Nông nghiệp huyện, 84 PGD trực thuộc các TCTD, 14 PGD bưu điện Liên Việt, 31 QTDND và 137 điểm giao dịch của ngân hàng chính sách xã hội. Mạng lưới ATM, POS được chú trọng phát triển về số lượng, quy mô, nâng cao chất lượng dịch vụ và đem lại nhiều sản phẩm tiện ích cho người sử dụng. Với 209 máy ATM, gần 700 POS được lắp đặt tại các trung tâm thương mại, khu vui chơi giải trí, siêu thị, nhà hàng, khách sạn, các cửa hàng bán lẻ… tạo điều kiện cho người dân dễ dàng thanh toán và sử dụng dịch vụ ngân hàng.

2.3. Bảo hiểm

Chín tháng đầu năm, ngành Bảo hiểm xã hội (BHXH) đã phối hợp với Cục Thuế lấy dữ liệu của các doanh nghiệp để phát triển các đối tượng tham gia BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT) bắt buộc tại các doanh nghiệp tư nhân vừa và nhỏ đã góp phần nâng cao tỷ lệ bao phủ bảo hiểm trên địa bàn tỉnh. Đến cuối tháng Chín, toàn tỉnh có 201.556 người tham gia BHXH; 186.116 người tham gia Bảo hiểm thất nghiệp; 1.015.453 người tham gia BHYT, đạt tỷ lệ bao phủ 92% dân số (vượt 5,5% so với chỉ tiêu Nghị quyết phát triển kinh tế -xã hội năm 2019 của HĐND tỉnh Vĩnh Phúc). Tổng  số thu bảo hiểm các loại 9 tháng đầu năm 2019 đạt 3.356,4 tỷ đồng bằng 75% so với kế hoạch được giao, tăng 496,7 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2018.

BHXH tỉnh đã tập trung chỉ đạo có hiệu quả việc thực hiện các chế độ, chính sách BHXH qua đó rút ngắn thời gian giải quyết và tạo thuận lợi cho người thụ hưởng chế độ BHXH. Trong 9 tháng, đã giải quyết hưởng hàng tháng cho 739 người; trợ cấp BHXH một lần cho 6.615 lượt người, chi trả trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp cho 6.392 lượt người; giải quyết ốm đau, thai sản cho 96.723 lượt người. Công tác trả lương hưu và trợ cấp BHXH được thực hiện kịp thời, đầy đủ, an toàn và chính xác; chi đúng đối tượng và thời gian đã góp phần ổn định đời sống của các đối tượng được thụ hưởng.

3. Chỉ số giá

3.1. Chỉ số giá tiêu dùng

Giá dịch vụ y tế, dịch vụ giáo dục được điều chỉnh tăng theo lộ trình nhằm tiệm cận với giá thị trường; tác động của kinh tế thế giới tới giá vàng và tỷ giá đồng Đô la Mỹ; diễn biến của dịch tả lợn Châu Phi là những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến chỉ số giá tiêu dùng (CPI) chín tháng. Tuy vậy, việc kiên định chính sách tiền tệ linh hoạt giữ vững mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô của Chính phủ góp phần kiềm chế lạm phát. Tính chung 9 tháng đầu năm, CPI tăng 1,32% so với cùng kỳ năm 2018. Đây là mức tăng bình quân thấp nhất trong 4 năm trở lại đây (bình quân 9 tháng đầu năm 2016, 2017, 2018 tăng lần lượt là 1,44%, 3,68% và 4,21%).

Tháng Chín, CPI trên địa bàn tỉnh tăng 0,35% so với tháng trước, tăng 1,38% so với cùng kỳ và tăng 2,20% so tháng 12 năm trước.  Trong tháng, có 3/11 nhóm hàng có chỉ số tăng so với tháng trước. Trong đó, nhóm giáo dục có mức tăng cao nhất với 4,06% do tháng Chín là thời điểm bước vào đầu năm học mới, nhu cầu mua sắm dụng cụ học tập và các loại sách vở tăng; bên cạnh đó một số trường Cao đẳng, Đại học đóng trên địa bàn áp dụng mức tăng học phí năm học 2019-2020 theo Nghị định 86/2015/NĐ-CP ngày 02/10/201 và Nghị quyết  số 24/2016/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh đã góp phần vào mức tăng chung của nhóm; Nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0,80% do nhóm thực phẩm tăng 0,92% và nhóm ăn uống ngoài gia đình tăng 0,89%; Nhóm hàng hóa và dịch vụ khác tăng 0,04%.

Trong tháng , có 5/11 nhóm hàng ghi nhận mức chỉ số giảm so với tháng trước. Giảm nhiều nhất ở nhóm giao thông với mức giảm 1,29% do trong tháng có sự điều chỉnh của tập đoàn xăng dầu Việt Nam vào các ngày 31/8/2019 và ngày 16/9/2019 làm cho nhóm nhiên liệu giảm 2,58% so với tháng trước; Nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình giảm 0,11% do một số cửa hàng, đại lý, siêu thị đồng loạt giảm giá để kích cầu tiêu dùng trong những tháng giao mùa nhằm thu hồi vốn: máy điều hòa nhiệt độ giảm 1,91%, tủ lạnh giảm 1,17%, máy hút bụi giảm 0,73%, quạt điện giảm 1,21%...; Nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng giảm 0,66%; Nhóm bưu chính viễn thông giảm 0,30%; Nhóm văn hóa, giải trí và du lịch giảm 0,08%.

Các nhóm còn lại giá tương đối ổn định.

3.2. Chỉ số giá vàng và Đô la Mỹ

Chỉ số giá vàng trên địa bàn tỉnh tháng Chín tăng 3,55% so với tháng trước, giá bán bình quân ở mức 4.144 nghìn đồng/chỉ. Ngược chiều với giá vàng, giá Giá Đô la Mỹ trên thị trường tự do giảm 0,06% so với tháng trước, giá bán bình quân phổ biến là 22.610 đồng/USD. Bình quân 9 tháng đầu năm, chỉ số giá vàng tăng 3,80%; chỉ số giá Đô la Mỹ tăng 2,55% so với cùng kỳ năm 2018.

 9t2019_2

4. Đầu tư và xây dựng

Chín tháng đầu năm 2019, hoạt động đầu tư, xây dựng trên địa bàn tăng trưởng khá. Kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội được tăng cường; các thành phần kinh tế trên địa bàn tiếp tục đầu tư, mở rộng sản xuất kinh doanh, đóng góp không nhỏ cho sự tăng trưởng kinh tế của tỉnh.

4.1. Hoạt  động đầu tư

 Kết quả thực hiện vốn đầu tư phát triển toàn xã hội trong quý III năm 2019 ước đạt 8.769,3 tỷ đồng, tăng 10,48% so với quý trước và tăng 3,46% so với cùng kỳ. Lũy kế 9 tháng năm 2019, vốn đầu tư thực hiện ước đạt 22.967,2 tỷ đồng tăng 6,18% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, vốn đầu tư xây dựng cơ bản vẫn chiếm tỷ trọng cao, đạt 14.308,5 tỷ, chiếm 62,30% tổng vốn đầu tư toàn xã hội. Cụ thể:

- Vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách nhà nước Quý III đạt 1.730,4 tỷ đồng, tăng 7,44% so với cùng kỳ năm 2018. Tính chung 9 tháng ước đạt 4.439,4 tỷ đồng, tăng 5,0% so với cùng kỳ. Để đảm bảo tiến độ giải ngân những tháng cuối năm 2019, UBND tỉnh chỉ đạo quyết liệt các chủ đầu tư, ban quản lý dự án đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công năm 2019 đã được giao; chịu trách nhiệm toàn diện về kết quả giải ngân chậm; thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra trong Nghị quyết số 70/NQ-CP ngày 3/8/2017 của Chính phủ; Chỉ thị số 09/CT-TTg ngày 1/4/2019 và Công điện số 1042/CĐ-TTg ngày 21/8/2019 của Thủ tướng Chính phủ; kiểm điểm rõ trách nhiệm, xử lý kỷ luật đối với các tổ chức, cá nhân cố tình vi phạm, cản trở, gây chậm trễ trong triển khai thực hiện, giải ngân vốn đầu tư công.

- Khu vực kinh tế tư nhân, trang trại và kinh tế hộ dân cư đang ngày càng đóng góp tỷ trọng vốn lớn trong tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội trên địa bàn. Góp phần tích cực vào sự tăng trưởng kinh tế của tỉnh và có vai trò to lớn trong thu hút, giải quyết việc làm cho người lao động khu vực nông thôn, đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động từ khu vực nông nghiệp, nông thôn sang khu vực công nghiệp, dịch vụ. Vốn đầu tư khu vực ngoài nhà nước trên địa bàn tỉnh thực hiện quý III năm 2019 ước đạt 4.402,7 tỷ đồng, tăng 8,31% so với quý trước và tăng 3,30% so với cùng kỳ. Lũy kế 9 tháng năm 2019 đạt 11.980,1 tỷ đồng tăng 7,79% so với cùng kỳ năm 2018, chiếm 52,16% vốn đầu tư phát triển toàn xã hội trên địa bàn.

Bên cạnh công tác xúc tiến, thu hút đầu tư nước ngoài, Tỉnh đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ cho các nhà đầu tư trong nước; cải thiện môi trường đầu tư, giúp cho cộng đồng doanh nghiệp từng bước vượt qua khó khăn, đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh. Vốn đầu tư khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước có mức tăng khá. Tổng số dự án đầu tư trực tiếp trong nước (DDI) cấp mới trên địa bàn dự kiến đạt 31 dự án với tổng số vốn đăng ký 9.787,5 tỷ đồng, làm thủ tục tăng vốn cho 06 dự án với tổng số vốn đầu tư đăng ký tăng là 879,37 tỷ đồng. Tổng vốn đầu tư cấp mới và tăng vốn là 10.666,87 tỷ đồng tăng 253,12%  so với cùng kỳ năm 2018. Lũy kế đến hết tháng 9/2019, trên địa bàn tỉnh có 747 dự án DDI còn hiệu lực, với tổng số vốn đăng ký là 82.342,41 tỷ đồng.

- Khu vực FDI, nhiều doanh nghiệp cũ tiếp tục đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp mới được cấp phép đang khẩn trương đầu tư xây dựng nhà xưởng, máy móc thiết bị, tuyển dụng và đào tạo lao động nên vốn đầu tư khu vực này tăng khá. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện trong quý III ước đạt 2.636,1 tỷ đồng, tăng 8,51 % so với quý trước và 5,72% so với cùng kỳ.  Lũy kế 9 tháng năm 2019,  ước đạt 6.547,7 tỷ đồng tăng 9,08 % so với cùng kỳ năm 2018.

Công tác xúc tiến đầu tư tiếp tục được chú trọng. Cùng với lợi thế về vị trí địa lý, môi trường đầu tư lành mạnh, việc triển khai, thực hiện đồng bộ các giải pháp để thu hút đầu tư với những chương trình, hoạt động xúc tiến đầu tư cụ thể, hiệu quả tại nhiều nước trên thế giới, Vĩnh Phúc tiếp tục được đánh giá là điểm đến tiềm năng của các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Trong kỳ, các đoàn công tác của tỉnh đã thực hiện hoạt động xúc tiến đầu tư tại các nước: Mỹ, Hà Lan, Đức và Séc. Các lĩnh vực ưu tiên đầu tư trực tiếp nước ngoài là: Cơ khí ô tô; công nghệ điện tử; công nghiệp hỗ trợ của ngành cơ khí ô tô, điện tử; nông nghiệp công nghệ cao; vật liệu mới; năng lượng tái tạo; du lịch; giáo dục đào tạo; y tế; xử lý môi trường; thành phố thông minh và dịch vụ logictics. Đồng thời, duy trì hoạt động xúc tiến đầu tư tại các thị trường truyền thống là Hàn Quốc, Nhật Bản và Đài Loan… Kết quả 9 tháng đầu năm,  tổng số dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) cấp mới trên địa bàn tỉnh là 55 dự án với tổng vốn đầu tư 253 triệu USD, điều chỉnh tăng vốn cho 40 lượt dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký tăng là 313 triệu USD. Tổng vốn đầu tư cấp mới và tăng vốn đạt 566 triệu USD, tăng 67,09% so với cùng kỳ năm 2018. Dự kiến lũy kế hết tháng 9/2019, trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc có 373 dự án FDI còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư đăng ký 4,9 tỷ USD. 

 9t2019_3

 4.2. Xây dựng

Ước tính tổng giá trị sản xuất xây dựng theo giá hiện hành Quý III ước đạt 5.383,86 tỷ đồng, tăng 8,27% so với quý trước và tăng 3,41% so với cùng kỳ. Dự kiến tổng giá trị sản xuất ngành xây dựng theo giá hiện hành trên địa bàn tỉnh 9 tháng đầu năm 2019, ước đạt 14.621,11 tỷ đồng, tăng 12,15% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, khu vực kinh tế nhà nước đạt 313,69 tỷ đồng, tăng 2,49%; khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước đạt 6.551,75 tỷ đồng tăng 1,88%%; khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt 376,95 tỷ đồng, giảm 17,22%; khu vực hộ dân cư đạt 7.289,64 tỷ đồng, tăng 27,66%. Giá trị sản xuất ngành xây dựng theo giá so sánh ước thực hiện 10.651,96 tỷ đồng, tăng 10,52% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, công trình nhà ở đạt 5.844,64 tỷ đồng tăng 37,7%; công trình nhà không để ở đạt 2.435,39 tỷ đồng giảm 4,81%; công trình kỹ thuật dân dụng đạt 1.956,12 tỷ đồng giảm 22,22%; hoạt động chuyên dụng đạt 415,81 tỷ đồng tăng 29,85%.

5. Tình hình hoạt động của doanh nghiệp

Năm 2019, các nhiệm vụ, giải pháp thực hiện Nghị quyết của Chính phủ, Nghị quyết của Tỉnh ủy, các Chương trình, Kế hoạch hành động của UBND tỉnh về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh và đặc biệt tạo điều kiện thúc đẩy phong trào khởi nghiệp đã được UBND tỉnh tập trung chỉ đạo các cấp, các ngành triển khai đồng bộ và quyết liệt. Cơ sở hạ tầng tại nhiều cụm, khu công nghiệp tiếp tục chú trọng tập trung hoàn thiện. Công tác cải cách thủ tục hành chính được triển khai theo hướng tiết giảm về thời gian và đơn giản về thủ tục, trong đó đẩy mạnh triển khai Nghị quyết 36a về xây dựng Chính phủ điện tử trọng tâm là ứng dụng công nghệ thông tin. UBND tỉnh duy trì thường xuyên các cuộc tiếp xúc, gặp gỡ giữa lãnh đạo tỉnh, lãnh đạo các sở, ban, ngành với doanh nghiệp, doanh nhân để kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

Kết quả, 9 tháng đầu năm, toàn tỉnh có 858 doanh nghiệp được thành lập mới, tăng 9,02% so với cùng kỳ. Số doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động trong kỳ là 251 doanh nghiệp, doanh nghiệp giải thể là 71 doanh nghiệp.  Lũy kế đến hết 30/9/2019, toàn tỉnh có 11.169 doanh nghiệp, vượt mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI đề ra (Mục tiêu đến năm 2020 có 10.000 doanh nghiệp).

6. Sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản

6.1. Sản xuất nông nghiệp

+ Trồng trọt: Thời tiết từ đầu vụ Mùa đến nay tương đối thuận lợi không có mưa to gây ngập, úng, công tác phòng trừ sâu hại được các cơ quan chức năng quan tâm, người dân chủ động thực hiện nên các loại cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt. Ước tính kết quả sản xuất vụ Mùa 2019 như sau:

Diện tích gieo trồng cây hàng năm toàn tỉnh đạt 32.284 ha, giảm 3,39% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, diện tích trồng lúa đạt 23.921 ha, giảm 6,49%; diện tích ngô đạt 1.640 ha, giảm 6,45%; diện tích cây có hạt chứa dầu 678 ha, tăng 5,03%; rau các loại 2.382 ha, tăng 15,99%. Diện tích gieo trồng cây hàng năm giảm hơn so với cùng kỳ nguyên nhân do một số diện tích đất trũng thường xuyên bị ngập không thể canh tác được, mặt khác hiệu quả kinh tế do sản xuất nông nghiệp đem lại không cao nên bà con bỏ ruộng, chuyển sang làm các ngành nghề phi nông nghiệp cho thu nhập cao hơn. Ước tính năng suất, sản lượng một số cây trồng chủ yếu: lúa đạt 52,32 tạ/ha, giảm 0,93% so với cùng kỳ, sản lượng đạt 125.160 tấn, giảm 7,35%; ngô đạt 46,76 tạ/ha, tăng 0,74%, sản lượng đạt 7.667 tấn, giảm 5,76%; rau các loại đạt 207,04 tạ/ha, tăng 3,42%, sản lượng đạt 49.320 tấn, tăng 19,96% so với cùng kỳ...

Sản xuất nông nghiệp cả năm 2019 luôn nhận được sự quan tâm, chỉ đạo tích cực của các cấp, các ngành trong tỉnh. Các cơ chế, chính sách hỗ trợ cho sản xuất nông nghiệp được thực hiện có hiệu quả; nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật được lựa chọn ứng dụng vào sản xuất, cơ sở hạ tầng và chất lượng các hoạt động dịch vụ phục vụ sản xuất nông nghiệp ngày càng được cải thiện hơn; nhiều mô hình ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao được mở rộng trong sản xuất đã đem lại hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi sản xuất trồng trọt  trong năm 2019 vẫn còn gặp phải một số khó khăn như: Giá cả vật tư đầu vào ở mức cao; thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp thiếu ổn định, chưa có sự liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ, phần lớn người dân phải tự tìm thị trường cho sản phẩm dẫn đến hiệu quả sản xuất trồng trọt chưa cao, giá trị ngày công của người lao động thấp nên còn nhiều diện tích chưa được gieo trồng.

 9t2019_4

Tổng diện tích các loại cây lâu năm hiện có 8.217 ha, giảm 0,5% so với cùng kỳ năm trước, diện tích giảm chủ yếu ở một số cây đem lại hiệu quả kinh tế thấp như nhãn, vải, xoài, dâu tằm...  Bên cạnh đó, các loại cây ăn quả có giá trị kinh tế cao đang được bà con đầu tư mở rộng diện tích như: Chuối 1.813 ha, tăng 0,43%; Thanh long 196 ha, tăng 4,83%; Chanh 144 ha, tăng 5,93%; Bưởi 770 ha, tăng 2,09%. Nhìn chung sản xuất cây lâu năm trên địa bàn tỉnh đang dần chuyển đổi từ các cây có giá trị kinh tế thấp sang những loại cây trồng có giá trị kinh tế cao, phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của từng địa phương, cùng với đó là sự quan tâm, chỉ đạo của các cấp, các ngành trong việc quy hoạch, tìm thị trường, bảo vệ thương hiệu với các loại cây đặc sản đang mở ra hướng đi mới, góp phần đem lại hiệu quả kinh tế cao cho bà con nông dân.

+ Chăn nuôi: Quý III và 9 tháng đầu năm, tình hình chăn nuôi gia cầm trên địa bàn tỉnh tiếp tục phát triển tốt, không có dịch bệnh lớn nào xảy ra. Mặc dù những tháng đầu năm giá một số sản phẩm gia cầm như thịt hơi, trứng hơi xuống quá thấp đã gây ra không ít khó khăn cho người chăn nuôi nhưng từ tháng Sáu trở lại đây, giá các sản phẩm này đã tăng trở lại và duy trì ở mức khá cao, thị trường tiêu thụ tốt nên người dân yên tâm, tập trung đầu tư phát triển sản xuất.

 Chăn nuôi lợn vẫn tiếp tục gặp nhiều khó khăn do bệnh Dịch tả lợn Châu Phi (DTLCP) tuy đã có chiều hướng giảm dần nhưng vẫn tiềm ẩn nguy cơ bùng phát trở lại do tính chất nguy hiểm của bệnh dịch, hiện chưa có thuốc điều trị và vắc xin phòng bệnh, trong khi đó vi-rút có khả năng tồn tại lâu trong môi trường, có sức đề kháng cao, đường lây truyền đa dạng, khó kiểm soát, ngoài ra tập quán chăn nuôi lâu nay ở các địa phương chủ yếu vẫn ở quy mô hộ gia đình, nhỏ lẻ, nằm xen kẽ trong các khu dân cư. Để chủ động trong việc phòng, chống bệnh DTLCP trong thời gian tới,  tỉnh đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, các địa phương tăng cường kiểm tra, giám sát xử lý ổ dịch ngay từ khi mới xuất hiện, nhằm khoanh vùng, tiêu diệt nhanh vi-rút tồn tại, lưu hành trong trang trại bằng thuốc khử trùng theo hướng dẫn của cơ quan thú y; kiểm soát chặt việc vận chuyển, kinh doanh, buôn bán lợn, sản phẩm từ lợn trên thị trường, bảo đảm rõ nguồn gốc xuất xứ, an toàn vệ sinh thực phẩm; hướng dẫn người chăn nuôi xây dựng các cơ sở chăn nuôi an toàn sinh học, chuỗi sản xuất thịt lợn an toàn dịch bệnh; không lơ là, chủ quan, nhất là đối với các xã chưa có dịch, các xã có dịch nhưng đã qua 30 ngày chưa phát sinh ổ dịch mới và các xã đã công bố hết dịch.

Số lượng đàn gia súc, gia cầm tại thời điểm 01/9/2019 như sau: Đàn trâu có 17.827 con, giảm 1,54% so với cùng thời điểm năm trước; đàn bò 108.302 con, giảm 2,98%, trong đó có 12.500 con bò sữa, tăng 8,58%; đàn lợn (không kể lợn con theo mẹ) 471.054 con, giảm 25,40%; đàn gia cầm 11.046 nghìn con, tăng 5,35% so với cùng thời điểm năm 2018. Tổng sản lượng thịt hơi xuất chuồng đạt 91.206 tấn, giảm 7,15%. Trong đó, thịt lợn 60.630 tấn, giảm 11,89% so với cùng kỳ.

6.2. Sản xuất Lâm nghiệp

Chín tháng đầu năm, tình hình sản xuất lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh diễn ra ổn định, các đơn vị sản xuất lâm nghiệp đã làm tốt công tác chuẩn bị hiện trường, chủ động chuẩn bị cây giống và các điều kiện cần thiết nên đã cơ bản hoàn thành kế hoạch trồng rừng được giao. Diện tích rừng trồng mới tập trung  chín tháng ước đạt 690 ha, đạt 98,5% kế hoạch năm và tăng 1,47% so với cùng kỳ, riêng quý III trồng mới được 240 ha, tăng 2,6%, diện tích rừng trồng được chăm sóc đạt 2.340 ha, diện tích rừng được giao khoán, bảo vệ đạt 9.631 ha, số cây lâm nghiệp trồng phân tán ước đạt 1.530 nghìn cây, tăng 1,5% so với cùng kỳ năm 2018. Sản lượng gỗ khai thác chín tháng đầu năm ước đạt 29.387 m3, tăng 3,55% so với cùng kỳ; sản lượng củi khai thác 39.982 Ste, tăng 1,47%. Riêng trong quý III, sản lượng gỗ khai thác ước đạt 11.229 m3, tăng 3,72%; sản lượng củi đạt 12.662 Ste, tăng 0,89% so với cùng kỳ.

Công tác phòng, chống cháy rừng luôn được các cấp, các ngành chỉ đạo sát sao, nguy cơ cháy rừng thường xuyên được cảnh báo, các chủ rừng và người dân chủ động thực hiện nên từ đầu năm đến nay trên địa bàn tỉnh không có vụ cháy rừng nào xảy ra.

6.3. Sản xuất Thủy sản

Sản xuất thủy sản chín tháng đầu năm phát triển khá, công tác phòng, chống dịch bệnh cho thủy sản được người dân quan tâm thực hiện đồng bộ với nhiều giải pháp hiệu quả nên từ đầu năm đến nay không có dịch bệnh xảy ra. Trong năm, các cơ sở sản xuất, hộ nuôi trồng thủy sản đã chủ động, tích cực đầu tư, thực hiện thâm canh tăng năng suất, nhiều giống cá mới có chất lượng cao được đưa vào sản xuất ngày càng nhiều đã góp phần làm tăng sản lượng nuôi trồng cũng như thu nhập của người dân.

Diện tích nuôi trồng thủy sản chín tháng đầu năm ước đạt 6.823 ha, tăng 0,13% so với cùng kỳ năm trước. Sản lượng thủy sản đạt 16.540 tấn, tăng 4,78% so với cùng kỳ. Trong đó, sản lượng khai thác đạt 1.525 tấn, giảm 1,63%; sản lượng nuôi trồng đạt 15.015 tấn, tăng 5,48% so với cùng kỳ năm trước.

7. Sản xuất công nghiệp

7.1 Chỉ số sản xuất

Tháng Chín, tình hình sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh duy trì đà tăng trưởng khá, chỉ số sản xuất công nghiệp tháng Chín ước tính tăng 13,42% so với cùng kỳ năm trước, trong đó ngành khai khoáng giảm 2,82%; ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 13,34%; ngành sản xuất, phân phối điện tăng 16,41%; ngành cung cấp nước và xử lý rác thải, nước thải tăng 28,33%.

 9t2019_6

 

Tính chung chín tháng đầu năm, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tính tăng 11,96% so với cùng kỳ (quý I tăng 11,94%, quý II tăng 10,34%, quý III tăng 13,41%), thấp hơn mức tăng 15,75% của cùng kỳ năm 2018 nhưng cao hơn mức tăng 4,02% và 10,62% của cùng kỳ năm 2016 và năm 2017. Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục giữ vai trò chủ chốt, là động lực thúc đẩy tăng trưởng của toàn ngành công nghiệp với mức tăng 11,95%; ngành sản xuất và phân phối điện tăng 15,30%; ngành cung cấp nước và xử lý rác thải, nước thải tăng 14,28%; riêng ngành khai khoáng giảm 4,69%.

Trong các ngành công nghiệp cấp II, một số ngành chiếm tỷ trọng lớn có chỉ số sản xuất chín tháng tăng cao so với cùng kỳ năm trước, đóng góp chủ yếu vào tăng trưởng chung của toàn ngành công nghiệp như: Ngành sản xuất linh kiện điện tử tiếp tục dẫn đầu với mức tăng 46,34% và có xu hướng tăng đều qua các quý (quý I tăng 39,86%, quý II tăng 45,47%, quý III tăng 51,96%); ngành sản xuất thiết bị điện tăng 30,37%; ngành sản xuất kim loại tăng 26,72%; ngành sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim tăng 21,75%… Tuy nhiên, vẫn có 6/24 ngành công nghiệp cấp II của tỉnh có chỉ số sản xuất giảm so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, ngành sản xuất xe có động cơ giảm 5,1%, do xe sản xuất trong nước tiếp tục phải cạnh tranh với thị trường xe nhập khẩu hiện nay đang rất dồi dào về nguồn cung, đa dạng về kiểu dáng, mẫu mã và giá thành, đồng thời các doanh nghiệp cũng đang có xu hướng giảm sản xuất, lắp ráp trong nước chuyển sang nhập khẩu, do vậy lượng xe sản xuất giảm hơn so với cùng kỳ; ngành sản xuất phương tiện vận tải khác giảm 13,53%, do thị trường đang ở mức bão hòa; ngành sản xuất giường, tủ, bàn ghế giảm 12,04%; ngành sản xuất trang phục giảm 2,98%...

Các ngành công nghiệp còn lại phát triển ổn định.

7.2. Sản phẩm công nghiệp chủ yếu

Hầu hết sản lượng sản phẩm công nghiệp chủ yếu của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh tháng Chín dự kiến đều có mức tăng khá so với tháng trước và so với cùng kỳ. Tính chung chín tháng đầu năm 2019, ngoài sản lượng ô tô giảm 5,10%, xe máy giảm 13,53% và quần áo các loại giảm 2,8%, các nhóm sản phẩm công nghiệp chủ yếu còn lại của tỉnh đều có mức tăng trưởng cao so với cùng kỳ năm 2018: Giày thể thao đạt 5.510 nghìn đôi, tăng 29,32%; gạch ốp lát 111.962 nghìn m2, tăng 21,75%; máy điều hòa không khí 19.763 cái, tăng 35,86%; điện thương phẩm 4.512 triệu kwh, tăng 15,3%; nước uống được 19.243 nghìn m3, tăng 15,49%...

7.3. Chỉ số sử dụng lao động

Chỉ số sử dụng lao động trong các doanh nghiệp công nghiệp trên địa bàn tỉnh tháng Chín tăng 0,85% so với tháng trước và giảm 0,69% so với cùng kỳ. Tính chung chín tháng đầu năm chỉ số tăng 0,37% so với cùng kỳ; trong đó, lao động khu vực doanh nghiệp Nhà nước giảm 5,98%, doanh nghiệp ngoài nhà nước tăng 6,19%, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài giảm 0,79%.

7.4. Chỉ số tiêu thụ, tồn kho

Chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tháng Chín năm 2019 giảm 4,17% so với tháng trước và giảm 10,84% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung chín tháng đầu năm, nhiều ngành có chỉ số tiêu thụ tăng cao như: ngành sản xuất hóa chất và sản phẩm hóa chất tăng 39,89%; ngành sản xuất da và các sản phẩm có liên quan tăng 25,92%; ngành sản xuất kim loại tăng 24,93%; ngành sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim tăng 21,92%... Bên cạnh đó, một số ngành có chỉ số tiêu thụ giảm như: ngành sản xuất phương tiện vận tải khác giảm 15,89%; ngành sản xuất xe có động cơ giảm 6,76%... Các ngành còn lại có biến động nhẹ.

Chỉ số tồn kho toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tháng Chín năm 2019 tăng 4,57% so với tháng trước và tăng 47,32% so cùng kỳ năm trước. Hầu hết các ngành đều có chỉ số tồn kho tăng cao so cùng kỳ; trong đó, ngành sản xuất xe có động cơ tăng 45,37%; ngành sản xuất trang phục tăng 82,73%; ngành sản xuất phương tiện vận tải khác tăng 148,72%...

8. Thương mại, dịch vụ

8.1. Bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng

Môi trường đầu tư kinh doanh được cải thiện, thị trường tiêu thụ khởi sắc, hầu hết các doanh nghiệp đều sản xuất kinh doanh hiệu quả nên ngày càng có nhiều doanh nghiệp đăng ký thành lập mới. Trong đó, số lượng các doanh nghiệp tham gia hoạt động trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ và vận tải tăng, nhiều đơn vị, cơ sở đã mở rộng ngành nghề, đa dạng hoá các mặt hàng. Kết quả lưu chuyển hàng hoá và dịch vụ tháng Chín và chín tháng đầu năm 2019 có sự phát triển khá so với cùng kỳ đảm bảo đủ nhu cầu cho sản xuất và tiêu dùng của nhân dân.

Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng Chín ước đạt 4.430 tỷ đồng, tăng 10,41% so với cùng kỳ. Tính chung chín tháng đầu năm dự kiến đạt 38.165,7 tỷ đồng, tăng 9,45% so với cùng kỳ năm trước.

Phân theo nhóm ngành hàng:

- Doanh thu bán lẻ hàng hóa tháng Chín đạt 3.812,2 tỷ đồng, tăng 2,72% so với tháng trước, tăng 10,37% so với cùng kỳ năm trước và tăng ở hầu hết các nhóm hàng. Tính chung 9 tháng đầu năm, doanh thu bán lẻ hàng hóa ước đạt 32.816 tỷ đồng, tăng 9,39% so với cùng kỳ năm trước do mạng lưới phân phối hàng hóa của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh được tăng cường và mở rộng. Các hoạt động kích cầu tiêu dùng như giảm giá, khuyến mãi liên tục được đưa ra nhằm thu hút người dân, tăng sức mua của thị trường. Trong 12 nhóm ngành hàng, chỉ có nhóm hàng ô tô con (dưới 9 chỗ) giảm nhẹ so với cùng kỳ giảm 0,19%, các nhóm hàng còn lại đều tăng ở mức khá như: Nhóm hàng phương tiện đi lại (trừ ô tô con) tăng 14,77%; hàng may mặc tăng 11,92%; nhóm vật phẩm, văn hóa, giáo dục tăng 11,90%; hàng lương thực, thực phẩm tăng 10,75% so với cùng kỳ...

- Doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống, du lịch lữ hành tháng Chín ước đạt 356,4 tỷ đồng tăng 9,94% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung chín tháng đầu năm ước đạt 3.073,6 tỷ đồng, tăng 9,78% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, doanh thu dịch vụ lưu trú đạt 264,58 tỷ đồng, tăng 9,08%; doanh thu dịch vụ ăn uống đạt 2.731 tỷ đồng, tăng 9,85%; doanh thu du lịch, lữ hành đạt 78,04 tỷ đồng, tăng 9,79% so với cùng kỳ năm trước. Đời sống xã hội ngày một nâng lên, nhu cầu nghỉ ngơi, du lịch, ăn uống của người dân tăng cao. Nhiều hệ thống khách sạn, nhà hàng tiêu chuẩn quốc tế 4 sao, 5 sao đã được khai trương và đi vào hoạt động đáp ứng các dịch vụ du lịch, nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí của người dân.

- Doanh thu các ngành dịch vụ khác tháng Chín ước đạt 261,4 tỷ đồng tăng 2,09% so với tháng trước và tăng 11,60% so với cùng kỳ năm trước. Lũy kế chín tháng đầu năm ước đạt 2.276,1 tỷ đồng, tăng 9,86% so với cùng kỳ năm trước.

8.2. Vận tải hành khách và hàng hoá

 Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc có 31 doanh nghiệp tham gia kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô theo tuyến cố định, với tổng số 192 xe đang khai thác; 432 xe hợp đồng thuộc 07 hợp tác xã, 41 doanh nghiệp và 251 hộ kinh doanh và 4.063 xe taxi. Vận tải hàng hóa có 6.040 xe thuộc 17 hợp tác xã, 428 doanh nghiệp, 1.090 hộ kinh doanh. Với mục tiêu nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải, ngành Giao thông đã áp dụng các cơ chế, chính sách tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, thu hút các thành phần kinh tế tham gia kinh doanh vận tải, khuyến khích phát triển vận tải hành khách công cộng, vận tải hàng hóa phục vụ tốt nhu cầu của người dân cũng như phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh.

Dự kiến, khối lượng vận chuyển hành khách tháng Chín ước đạt 2.123 ngàn người, tăng 1,58% so với tháng trước và tăng 5,99% so với cùng kỳ năm trước; luân chuyển hành khách đạt 147 triệu người.km, so với tháng trước và cùng kỳ năm trước tăng lần lượt là 2,08% và 5,94%. Tính chung chín tháng, khối lượng vận chuyển hành khách ước đạt 18,9 triệu người tăng 4,49% so với cùng kỳ; luân chuyển 1.288 triệu người.km, tăng 4,81% so với cùng kỳ.

 Vận chuyển hàng hóa tháng Chín ước đạt 2.941 ngàn tấn, tăng 1,34% so với tháng trước và tăng 8,48% so với cùng kỳ; luân chuyển hàng hóa đạt 215 triệu tấn.km, so với tháng trước tăng 0,47%, so cùng kỳ năm trước tăng 8,38%. Tính chung chín tháng đầu năm, vận chuyển hàng hóa đạt 25,1 triệu tấn, tăng 7,55%; luân chuyển hàng hóa đạt 1.853 triệu tấn.km, tăng 7,44% so cùng kỳ.

Tổng doanh thu vận tải tháng Chín ước đạt 387,2 tỷ đồng, tăng 2,23% sơ với tháng trước và tăng 10,42% so với cùng kỳ. Trong đó, vận tải hành khách đạt 85,8 tỷ đồng, tăng 10,61%; vận tải hàng hóa đạt 290,9 tỷ đồng, tăng 10,28% so với tháng trước. Tính chung chín tháng đầu năm, doanh thu vận tải ước đạt 3.298,4 tỷ đồng, tăng 10,04% so với cùng kỳ. Trong đó, doanh thu vận tải hàng hóa ước đạt 2.470,3 tỷ đồng, tăng 10,23%; doanh thu vận tải hành khách đạt 734,9 tỷ đồng, tăng 8,39% so với cùng kỳ năm trước.

II. MỘT SỐ VẤN ĐỀ XÃ HỘI

1. Công tác giải quyết lao động, việc làm, bảo đảm an sinh xã hội

- Công tác giải quyết lao động, việc làm: Công tác giải quyết việc làm trong nước và xuất khẩu lao động tiếp tục được chính quyền địa phương và các ngành chức năng của tỉnh chú trọng, nổi bật trong công tác giải quyết việc làm là việc tăng cường liên kết giữa các cơ sở giáo dục nghề nghiệp với doanh nghiệp. Nắm bắt nhu cầu thị trường lao động, nhiều trường nghề đã chủ động đổi mới chương trình giảng dạy gắn với nhu cầu doanh nghiệp và tìm đầu ra việc làm cho học sinh, sinh viên thông qua hình thức hợp đồng liên kết đào tạo, tuyển dụng sau đào tạo với các doanh nghiệp. Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh tiếp tục phát huy vai trò cầu nối quan trọng trong tư vấn, giới thiệu việc làm và cung ứng lao động; tạo điều kiện thuận tiện cho người lao động, người sử dụng lao động có nhiều cơ hội gặp gỡ, trao đổi thông tin, tuyển dụng và tìm kiếm việc làm. Kết quả, 9 tháng đầu năm 2019, toàn tỉnh ước giải quyết việc làm cho 18.710 lao động (đạt 77,9% so với kế hoạch năm 2019), trong đó, đưa 1.459 lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài. Sàn giao dịch việc làm tại Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh đã tổ chức 38 phiên giao dịch việc làm và tuyển được tại sàn là 1.992 lao động.

- Công tác an sinh xã hội: Những năm qua, cùng với tập trung phát triển kinh tế, tỉnh Vĩnh Phúc đặc biệt quan tâm đến công tác bảo đảm an sinh xã hội. Bằng những chủ trương, biện pháp cụ thể, thiết thực, hệ thống chính sách an sinh xã hội ngày càng đồng bộ, hoàn thiện; đời sống vật chất và tinh thần của người dân không ngừng được nâng cao; an sinh xã hội đã trở thành chỗ dựa vững chắc cho người nghèo, cận nghèo và các đối tượng bảo trợ xã hội trên địa bàn. Nhân dịp Tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019, Lãnh đạo Đảng, Chính quyền và Mặt trận Tổ quốc các cấp đã tổ chức thăm hỏi tặng quà cho các đối tượng bảo trợ xã hội. Cụ thể: Có 45.623 đối tượng được thăm hỏi và tặng quà với tổng kinh phí trên 16 tỷ đồng. Trong đó: Tặng 3.978 suất quà cho hộ nghèo, cận nghèo, người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn với tổng số tiền gần 4,1 tỷ đồng; tặng 50 triệu đồng cho 90 đối tượng tại các cơ sở bảo trợ xã hội; tặng 996 suất quà cho người cao tuổi với số tiền là 298,8 triệu đồng; tặng 218 suất quà cho trẻ em khuyết tật có hoàn cảnh khó khăn tương ứng với số tiền 109 triệu đồng. Trong kỳ, đã hỗ trợ xây dựng mới và sửa chữa 154 nhà Đại đoàn kết với tổng số tiền 8,4 tỷ đồng và hỗ trợ bằng tiền mặt, giống, vốn, vật nuôi cho các hộ nghèo có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Chín tháng đầu năm, trên địa bàn tỉnh không xảy ra tình trạng thiếu đói giáp hạt, thiếu đói do thiên tai và dịch bệnh nguy hại, do đó không tổ chức đoàn cứu trợ xã hội khẩn cấp.

Phong trào “Đền ơn đáp nghĩa” tiếp tục được quan tâm và thực hiện tốt, đã huy động được toàn thể các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị xã hội, cộng đồng dân cư tham gia, qua đó góp phần ổn định và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sỹ và người có công. Các chế độ cho đối tượng chính sách như: Giải quyết chế độ mai tang phí và tuất đối với thân nhân người có công cho 1.482 trường hợp với tổng số tiền trên 19,2 tỷ đồng; cấp thẻ bảo hiểm y tế cho người có công, cựu chiến binh, thanh niên xung phong, người hưởng theo chế độ Quyết định 62 của Thủ tướng Chính phủ; chi trả trợ cấp cho người hoạt động kháng chiến nhiễm chất độc da cam, trợ cấp cho người có thành tích tham gia kháng chiến được tặng Bằng khen; thực hiện giám định thương binh, trợ cấp ưu đãi người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc…được thực hiện đảm bảo.

Công tác chăm sóc, bảo vệ trẻ em tiếp tục được cải thiện đáng kể về mọi mặt, các quyền của trẻ em ngày càng được đảm bảo tốt hơn. Tỉnh đã chỉ đạo tổ chức nhiều hoạt động truyền thông về phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em; phát động Tháng hành động vì trẻ em và các hoạt động nhân dịp ngày quốc tế thiếu nhi 1/6; tổ chức Đêm hội trăng rằm và phát quà cho các cháu thiếu nhi có hoàn cảnh khó khăn; Quỹ Bảo trợ trẻ em đã tiếp nhận nguồn vốn vận động từ nhà tài trợ với tổng số tiền gần 3 tỷ đồng; trao 886 suất quà Tết cho trẻ em khuyết tật, có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn; trao tặng 200 suất đồ dùng học tập cho trẻ em các huyện Lập Thạch, Tam Đảo; vận động trao hỗ trợ hàng tháng và hỗ trợ đột xuất cho 30 trẻ em với tổng số tiền 112 triệu đồng; khởi công xây dựng 03 nhà tình thương và thực hiện hỗ trợ đột xuất cho 08 trẻ em với tổng số tiền 24 triệu đồng; thực hiện ký kết hợp đồng trách nhiệm với Bệnh viện Tim Hà Nội và Bệnh viện E Hà Nội về việc tổ chức phẫu thuật tim bẩm sinh cho trẻ em tỉnh Vĩnh Phúc năm 2019; vận động doanh nghiệp hỗ trợ kinh phí phẫu thuật tim cho 03 trẻ em số tiền 107 triệu đồng; tổ chức trao tặng 31 xe lăn, xe đẩy bại não cho trẻ em khuyết tật vận động trên địa bàn tỉnh… Các thiết bị vui chơi giải trí cho trẻ em tại nhà văn hóa các thôn, khu dân cư tiếp tục được rà soát và lắp đặt. Việc cấp thẻ bảo hiểm y tế và khám chữa bệnh miễn phí cho trẻ em dưới 6 tuổi tiếp tục được thực hiện tốt.

2. Giáo dục và đào tạo

- Giáo dục phổ thông: Theo báo cáo của Sở Giáo dục và Đào tạo, năm học 2019-2020,  hệ thống giáo dục công lập trên địa bàn toàn tỉnh có khoảng gần 30 vạn học sinh các khối theo học. Trong đó, học sinh mầm non là trên 73.000 em, tiểu học là trên 112.200 em, THCS là gần 75.000 em và THPT là trên 30.500 em. Toàn tỉnh hiện có 507 trường công lập trong đó mầm non là 167 trường, tiểu học: 153 trường, THCS: 137 trường, tiểu học và THCS là: 11 trường; THPT: 31 trường; giáo dục thường xuyên: 8 trung tâm.

Phát huy những thành tích đã đạt, Năm học 2019-2020, ngành Giáo dục và đào tạo tiếp tục triển khai hiệu quả Nghị quyết 29-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI; tiếp tục thực hiện tốt 9 nhiệm vụ trọng tâm và 5 nhóm giải pháp cơ bản mà Bộ GD&ĐT đã đề ra.

- Công tác đào tạo nghề: Công tác đào tạo nghề trên địa bàn đã thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy và thực hành, đầu tư hiện đại hóa cơ sở vật chất và trang thiết bị; nâng cao trình độ đội ngũ giáo viên dạy nghề, hợp lý đồng bộ về cơ cấu ngành nghề; đa dạng hóa các loại hình đào tạo, gắn đào tạo với sử dụng lao động; chú trọng công tác quản lý, thanh tra, kiểm tra dạy nghề. Ngày 23/4/2019, UBND tỉnh Vĩnh Phúc ban hành Quyết định quy định về trình tự, thủ tục, cách thức thực hiện hỗ trợ kinh phí học nghề trình độ cao đẳng, trung cấp, chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học phổ thông và trung cấp trên địa bàn tỉnh theo Nghị quyết số 42/2018/NQ-HĐND của HĐND tỉnh. Theo Quy định này, kể từ ngày 05/5/2019, học sinh, sinh viên theo học một trong hai mươi nhóm ngành, nghề đã quy định cụ thể sẽ được hưởng hỗ trợ kinh phí trong các năm học 2018-2019, 2019-2020, 2020- 2021; mức hỗ trợ tùy theo loại đối tượng và mức cao nhất trong từng năm học là 850, 940, 1.030 nghìn đồng/người/tháng. Đây là một trong những biện pháp tích cực nhằm phân luồng đào tạo sau phổ thông, định hướng nghề nghiệp cho lực lượng lao động trong độ tuổi thanh niên, góp phần tăng tỷ lệ người dân được đào tạo tham gia vào thị trường lao động và đáp ứng yêu cầu đòi hỏi nguồn lao động có trình độ tay nghề của cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0.

3. Y tế, vệ sinh an toàn thực phẩm

Chín tháng đầu năm, ngành Y tế luôn chủ động theo dõi, giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh, chỉ đạo các bệnh viện, cơ sở khám, chữa bệnh thực hiện nghiêm túc quy trình kỹ thuật chuyên môn từ khâu đón tiếp người bệnh, làm hồ sơ bệnh án, chuẩn đoán, theo dõi, tiên lượng và điều trị. Chất lượng dịch vụ khám, chữa bệnh đã từng bước được cải thiện ở cả 3 tuyến, việc ứng dụng một số kỹ thuật cao trong chẩn đoán và điều trị tiếp tục được triển khai. Dự án chăm sóc sức khỏe sinh sản và cải thiện tình trạng dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi được thực hiện thường xuyên, có 100% phụ nữ mang thai được quản lý chăm sóc thai nghén và khám thai 3 lần trở lên trong thai kỳ, các bà mẹ có con dưới 5 tuổi thường xuyên được tư vấn về cách phòng chống suy dinh dưỡng và nuôi trẻ khỏe mạnh. Chương trình dân số, kế hoạch hóa gia đình được thực hiện tốt nhằm kiểm soát tốc độ tăng dân số, nâng cao chất lượng dân số, hạ thấp chênh lệch tỷ số giới tính khi sinh. Từ đầu năm đến nay, trên địa bàn tỉnh không xảy ra bệnh dịch lớn, chỉ xuất hiện rải rác các bệnh như: sốt xuất huyết; cúm; tiêu chảy; tay- chân - miệng; thủy đậu...

Tình hình an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP): Công tác tuyên truyền cách phòng, chống ngộ độc thực phẩm và bệnh truyền nhiễm qua thực phẩm được thực hiện thường xuyên tại tất cả các tuyến thông qua các hoạt động truyền thông giáo dục, tập huấn kiến thức, giám sát ô nhiễm, thanh tra, kiểm tra… đã góp phần nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của người sản xuất, kinh doanh thực phẩm. Tính đến cuối tháng Chín, các ngành chức năng đã thanh, kiểm tra được 4.725 lượt cơ sở về ATVSTP, số cơ sở đạt tiêu chuẩn là 4.111, đạt tỷ lệ 87,0%; 614 cơ sở không đạt, chiếm 13,0%. Đoàn kiểm tra đã xử lý các cơ sở vi phạm các nội dung về an toàn vệ sinh thực phẩm theo đúng quy định của pháp luật. Từ đầu năm đến nay, trên địa bàn tỉnh không xảy ra vụ ngộ độc thực phẩm nào.

Công tác phòng chống HIV/AIDS: Công tác phòng, chống HIV, AIDS được truyền thông rộng rãi góp phần nâng cao nhận thức về phòng chống HIV, AIDS trong cộng đồng; an toàn trong truyền máu được chú trọng tại các cơ sở y tế có phẫu thuật và truyền máu. Số người nhiễm HIV mới phát hiện trong 9 tháng là 95 người, trong đó số người thuộc tỉnh Vĩnh Phúc là 40 người giảm 16 người so với cùng kỳ. Lũy tích có 4.383 người nhiễm HIV (trong đó, số người nhiễm HIV có hộ khẩu tại tỉnh là 2.124 người), lũy tích số người chuyển AIDS là 2.292 người (số có hộ khẩu tại tỉnh là 1.499 người), lũy tích số người tử vong do AIDS là 1.005 người (807 trường hợp có hộ khẩu tại tỉnh).

4. Các hoạt động văn hoá và thể thao

Chín tháng đầu năm, tỉnh đã tổ chức thành công nhiều hoạt động văn hóa nghệ thuật, vui chơi giải trí chào mừng các ngày lễ lớn của đất nước và của địa phương như: Biểu diễn văn nghệ đón chào năm mới; khai hội báo Xuân và triển lãm sách báo mùa Xuân; biểu diễn nghệ thuật phục vụ nhân dân các xã miền núi và phục vụ các lễ hội; tổ chức các hoạt động triển lãm thư pháp, tặng chữ đầu xuân; tổ chức Liên hoan hát Văn, hát Chầu văn tỉnh Vĩnh Phúc mở rộng; chào mừng kỷ niệm 129 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh; kỷ niệm 74 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9; tổ chức công bố Tháp gốm men chùa Trò là Bảo vật Quốc gia và khai mạc trưng bày chuyên đề “Di sản văn hóa thời Lý - Trần trên đất Vĩnh Phúc”; Liên hoan Tiếng hát thanh niên dân tộc thiểu số, tín đồ tôn giáo năm 2019; tổ chức 60 buổi chiếu phim phục vụ nhiệm vụ chính trị; 135 buổi chiếu phục vụ miền núi; 69 buổi chiếu phục vụ nông thôn, thu hút khoảng 24.000 lượt khán giả; tham gia Hội nghị Điện Ảnh các tỉnh phía Bắc tại Điện Biên...

Phong trào thể dục thể thao diễn ra sôi động với nhiều giải thi đấu thể thao được tổ chức thành công như: Giải thể thao Mừng Đảng - Mừng Xuân Kỷ Hợi 2019; giải Bóng chuyền Tây Thiên năm 2019; ngày chạy Olympic Vì sức khỏe toàn dân năm 2019; giải Cầu lông Gia đình; giải vô địch cúp các câu lạc bộ Bóng chuyền hơi toàn tỉnh; Giải vô địch đẩy gậy toàn quốc lần thứ XIII và giải vô địch kéo co toàn quốc năm 2019; giải vô địch bóng chuyền hơi tỉnh Vĩnh Phúc... Chín tháng đầu năm 2019, các đội thể thao của tỉnh đã tham gia 41 giải thi đấu và đạt được 186 huy chương, gồm: 25 Huy chương thi đấu Quốc tế và khu vực (12 Huy chương Vàng, 08 Huy chương Bạc, 05 Huy chương Đồng),161 huy chương các giải trong nước (50 Huy chương Vàng, 49 Huy chương Bạc, 62 Huy chương Đồng), gấp 02 lần tổng số huy chương đạt được cùng kỳ năm 2018.

5. Tình hình trật tự an toàn xã hội và tai nạn giao thông

- Tình hình trật tự an toàn xã hội: Trong kỳ, tình hình an ninh trật tự, an toàn xã hội nhìn chung ổn định. Lực lượng Công an triển khai đồng bộ các biện pháp phòng ngừa, đấu tranh với các loại tội phạm, các vụ phạm tội về trật tự xã hội, các vụ trọng án nhanh chóng được điều tra, làm rõ. Công tác xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc phát huy hiệu quả.

- Tình hình tai nạn giao thông: Công tác quản lý, kiểm tra, kiểm soát giữ gìn trật tự an toàn giao thông tiếp tục được tập trung chỉ đạo thực hiện. Lực lượng Cảnh sát giao thông, Công an tỉnh đã huy động tối đa lực lượng, phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, xây dựng các phương án, kế hoạch bố trí các tổ công tác cắm chốt, phân luồng các tuyến giao thông trọng điểm. Đồng thời, tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm được xem là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến tai nạn giao thông như: chạy quá tốc độ quy định, đi không đúng phần đường, làn đường, vi phạm quy định về nồng độ cồn, người điều khiển hoặc người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy, xe đạp điện không đội mũ bảo hiểm theo quy định bắt buộc và các hành vi vi phạm khác. Theo báo cáo của Ban An toàn giao thông tỉnh, tính đến ngày 15/9/2019, trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 28 vụ tai nạn giao thông, 27 người chết và bị thương 20 người, tăng 02 vụ, tăng 05 người chết và tăng 01 người bị thương so cùng kỳ năm 2018. Qua tuần tra, kiểm soát, lực lượng công an tỉnh đã lập biên bản, ra quyết định xử phạt 4.920 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông, thu trên 2,1 tỷ đồng nộp ngân sách Nhà nước.

6. Tình hình cháy nổ và bảo vệ môi trường

- Tình hình cháy nổ: Lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy Công an tỉnh đã mở đợt cao điểm về công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; bảo đảm an ninh, trật tự; tổ chức rà soát, xây dựng các ph­ương án xử lý tình huống cháy; thực hiện tốt công tác thường trực sẵn sàng chiến đấu về cả lực lượng và phương tiện để cứu chữa kịp thời, hiệu quả các vụ cháy, nổ xảy ra; yêu cầu các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đóng trên địa bàn kiểm tra các phương tiện, dụng cụ chữa cháy tại chỗ, thiết bị báo cháy, lối thoát nạn, thoát hiểm, đảm bảo an toàn về người và tài sản khi có sự cố xảy ra. Tổ chức tuyên truyền, khuyến cáo nhân dân nâng cao tinh thần tự giác, cảnh giác, đề phòng cháy, nổ. Chín tháng đầu năm, trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 22 vụ cháy, thiệt hại do cháy trên 26 tỷ đồng.

- Công tác bảo vệ môi trường: Trong chín tháng đầu năm, tỉnh Vĩnh Phúc đã tổ chức thành công các hoạt động như: Hưởng ứng ngày Nước thế giới 22/3 với chủ đề “Nước cho tất cả - không để ai bị bỏ lại phía sau”; Chiến dịch Giờ trái đất vào tối 30/3; hỗ trợ, huy động nhân dân tham gia xây dựng, cải tạo cống, rãnh thoát nước và nạo vét các thủy vực tiếp nhận nước thải trên địa bàn tỉnh, từng bước khắc phục ô nhiễm môi trường tại các khu dân cư; xây dựng kế hoạch phát triển mạng lưới trạm khí tượng thủy văn chuyên dùng năm 2025; tổ chức Lễ ra quân Chiến dịch Thanh niên tình nguyện hè 2019 và phát động Chiến dịch làm sạch môi trường, hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới 5/6 với chủ đề “Ô nhiễm không khí và hành động của chúng ta”... Theo số liệu của Sở Tài nguyên và Môi trường, chín tháng đầu năm các cơ quan chức năng đã phát hiện và xử lý 15 vụ vi phạm môi trường với số tiền phạt là 940,27 triệu đồng. Riêng trong tháng Chín, đã phát hiện 03 vụ vi phạm môi trường; xử lý 03 vụ, số tiền phạt là 75 triệu đồng.

- Tình hình thiên tai: Chín tháng đầu năm, trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc xảy ra một số đợt mưa lớn, các ngành chức năng và nhân dân đã nhanh chóng triển khai các biện pháp khắc phục hậu quả, do đó thiệt hại là không đáng kể./.

 

luat_sua_doi_ltk

Đang truy cập: 3
Trong ngày: 92
Trong tuần: 1199
Lượt truy cập: 1421876

Xin cho biết ý kiến của bạn về trang thông tin điện tử Cục Thống kê tỉnh Vĩnh Phúc?
Tốt
Khá
Trung bình
Kém

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ CỤC THỐNG KÊ TỈNH VĨNH PHÚCChung nhan Tin Nhiem Mang

Địa chỉ: Số 20

Lý Thái Tổ - Phường Đống Đa - Thành phố Vĩnh Yên - Tỉnh Vĩnh Phúc

Điện thoại: 0211 3 861 139, Fax: 0211 3 843 841Email: vinhphuc@gso.gov.vn, cuctk@vinhphuc.gov.vn