.::. Cung cấp thông tin đầy đủ, trung thực là trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi của doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, đơn vị sự nghiệp, hiệp hội, cơ sở hành chính, cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng trên địa bàn .::. .............................................................................................................................................................................................................. ........................................  

Những tháng đầu năm 2021, mặc dù tình hình sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19, tuy nhiên, tỉnh Vĩnh Phúc đã tập trung thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lần thứ XVII và Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh về kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, đến nay, tỉnh đã thực hiện hiệu quả “mục tiêu kép” vừa chống dịch hiệu quả, nhiều chỉ tiêu đạt mức tăng trưởng khá. 

 

Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) Quý I năm 2021 ước tăng 8,62% so cùng kỳ năm trước, thấp hơn mức tăng 8,75% của quý I năm 2019 nhưng cao hơn quý I các năm còn lại của giai đoạn 2015-2020. Các khu vực kinh tế đều đạt mức tăng trưởng khá, trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 7,15% đóng góp vào tăng trưởng chung 0,43 điểm %; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 9,79%, đóng góp 4,8 điểm %; khu vực dịch vụ tăng 6,51%, đóng góp 1,29 điểm %.

9slide_1

Ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản nhờ sự chỉ đạo quyết liệt trong việc tái cơ cấu cây trồng vật nuôi, tăng cường hỗ trợ kỹ thuật, vật tư, đẩy mạnh áp dụng các tiến bộ trong khoa học và cơ giới hóa trong sản xuất nên có sự phát triển tốt đạt mức tăng 7,15%, đóng góp vào tăng trưởng chung của tỉnh 0,43 điểm %.  Trong đó, ngành chăn nuôi đóng góp quan trọng vào đà tăng trưởng chung của toàn ngành nông nghiệp với mức tăng trưởng là 9,89% do có sự phục hồi mạnh mẽ của chăn nuôi lợn sau dịch tả lợn Châu Phi năm 2019. Chăn nuôi gia cầm, chăn nuôi bò sữa trên địa bàn tiếp tục phát triển. Sản lượng các sản phẩm chăn nuôi chủ yếu đều tăng khá so với cùng kỳ: sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng tăng 14,12%; thịt gia cầm tăng 7,64%, trứng tăng 7,27%, sữa bò tươi tăng 9,86%... Mặc dù diện tích gieo trồng tiếp tục xu hướng giảm nhưng giá trị sản xuất của ngành trồng trọt 3 tháng đầu năm vẫn đạt mức tăng trưởng 2,33%, chủ yếu do sản lượng rau các loại (với cơ cấu chiếm trên 60% tổng giá trị ngành trồng trọt quý I) đạt mức tăng 10,49% so với cùng kỳ.

nong_nghiep_2021

Chăn nuôi lợn phục hồi mạnh mẽ sau dịch tả lợn Châu Phi 2019 

Khu vực công nghiệp - xây dựng tiếp tục đà phục hồi tăng trưởng.

Ngành công nghiệp tiếp tục là nền tảng quan trọng để duy trì mức tăng trưởng chung của nền kinh tế tỉnh Vĩnh Phúc với mức tăng 9,78%, đóng góp 4,36 điểm phần trăm vào tốc độ tăng GRDP quý I. Ngành xây dựng 3 tháng đầu năm duy trì mức tăng trưởng khá với 9,82%, đóng góp 0,44 điểm %.

Trong 3 ngành công nghiệp chủ lực của tỉnh, ngành sản xuất linh kiện điện tử  đạt mức tăng 18,08% so cùng kỳ, tiếp tục là ngành có mức đóng góp cao nhất vào tăng trưởng chung với 3,08 điểm %. Bên cạnh việc mở rộng quy mô sản xuất, số lượng doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực linh kiện điện tử trên địa bàn tỉnh vẫn không ngừng tăng lên. Hiện nay, toàn tỉnh có gần 140 doanh nghiệp sản xuất linh kiện điện tử, chủ yếu là các doanh nghiệp FDI, đóng góp trên 40% giá trị tăng thêm khu vực công nghiệp. Ngành sản xuất ô tô tiếp tục đà phục hồi tích cực với mức tăng 16,79% so với quý I năm 2020 do nhu cầu mua xe ô tô của người dân vẫn tiếp tục tăng, cùng với đó, các chính sách khuyến mại, giảm giá nhằm kích cầu tiêu dùng được các doanh nghiệp ô tô áp dụng hiệu quả. Ngành sản xuất xe máy giảm 6,62% do thị trường đang chạm mức bão hòa, nhu cầu sử dụng của người dân không tăng. Các ngành công nghiệp còn lại ổn định.

cong-ty-tnhh-partron-vina-203685

Sản xuất linh kiện điên tử tiếp tục là ngành có đóng góp cao nhất vào mức tăng trưởng chung của ngành công nghiệp

Ngành dịch vụ vẫn diễn ra tương đối ổn định. Mặc dù dịch bệnh Covid-19 tái bùng phát trở lại tại một số tỉnh, nhưng trên địa bàn tỉnh không phát sinh ca bệnh, tâm lý người dân cũng ổn định hơn so với thời điểm mới bùng phát dịch. Hoạt động kinh doanh thương mại trên địa bàn vẫn diễn ra sôi động nhất vào thời điểm cuối tháng Một và nửa đầu tháng Hai, khi người dân tập trung mua sắm những mặt hàng tiêu dùng phục vụ dịp Tết Nguyên đán cổ truyền.

1_4

Hoạt động kinh doanh thương mại trên địa bàn diễn ra sôi động mặc dù dịch Covid 19 tái bùng phát tại một số tỉnh

So với cùng kỳ năm trước, ước tăng trưởng quý I khu vực dịch vụ đạt mức tăng 6,51% đóng góp 1,29% vào tăng trưởng chung của tỉnh. Trong đó, một số ngành dịch vụ đã phục hồi và đạt mức tăng trưởng khá: ngành bán buôn bán lẻ, sửa chữa ô tô, xe máy đạt mức tăng 12,61% so với cùng kỳ, chiếm cơ cấu 35,21% tổng giá trị tăng thêm ngành dịch vụ, đóng góp 0,69 điểm % vào tăng trưởng chung; hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ tăng 15,78%, đóng góp 0,06 điểm %... Các ngành dịch vụ khác, đặc biệt các ngành sử dụng ngân sách nhà nước như giáo dục, y tế, khoa học công nghệ....tăng trưởng không có nhiều biến động.

Phòng Thống kê Tổng hợp

 

luat_sua_doi_ltk

Đang truy cập: 4
Trong ngày: 110
Trong tuần: 1148
Lượt truy cập: 1422416

Xin cho biết ý kiến của bạn về trang thông tin điện tử Cục Thống kê tỉnh Vĩnh Phúc?
Tốt
Khá
Trung bình
Kém

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ CỤC THỐNG KÊ TỈNH VĨNH PHÚCChung nhan Tin Nhiem Mang

Địa chỉ: Số 20

Lý Thái Tổ - Phường Đống Đa - Thành phố Vĩnh Yên - Tỉnh Vĩnh Phúc

Điện thoại: 0211 3 861 139, Fax: 0211 3 843 841Email: vinhphuc@gso.gov.vn, cuctk@vinhphuc.gov.vn