.::. Cung cấp thông tin đầy đủ, trung thực là trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi của doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, đơn vị sự nghiệp, hiệp hội, cơ sở hành chính, cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng trên địa bàn .::. .............................................................................................................................................................................................................. ........................................  

Kinh tế - xã hội từ đầu năm 2022 đến nay cả nước nói chung, tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng diễn ra trong bối cảnh tình hình chính trị trên thế giới có nhiều diễn biến phức tạp, khó lường, xung đột giữa Nga và Ukraine đã tạo ra cuộc khủng hoảng năng lượng toàn cầu dẫn đến bất ổn về nguồn cung năng lượng, chuỗi cung ứng và lạm phát tăng cao, tác động mạnh đến hoạt động sản xuất kinh doanh và mọi mặt của đời sống nhân dân. Tuy nhiên, với việc dịch bệnh Covid-19 được kiểm soát tốt, các hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội trở lại trạng thái bình thường; cùng với sự vào cuộc mạnh mẽ của các cấp, các ngành, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân trong tỉnh tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh phát triển khá; đời sống nhân dân tiếp tục ổn định; các chính sách an sinh xã hội được triển khai kịp thời, hiệu quả. Nhiều chế độ, chính sách của Trung ương, của tỉnh ban hành đã được các cấp nhanh chóng tổ chức, triển khai, thực hiện; trong đó có một số chính sách liên quan trực tiếp đến đời sống Nhân dân đã giúp người dân ở các địa phương trong tỉnh sớm tiếp cận và thụ hưởng chính sách, giảm thiểu tác động của khó khăn:

Chính sách về tiền lương hưu: Theo Nghị định 108/2021/NĐ-CP của Chính phủ về việc điều chỉnh tăng tiền lương hưu, tỉnh Vĩnh Phúc đã thực hiện tăng 7,4% trên mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng cho các đối tượng đủ điều kiện tiêu chuẩn được xét duyệt. Cùng với đó, chính sách tăng mức trợ cấp hàng tháng cho cán bộ xã đã nghỉ việc theo Thông tư số 02/2022/TT-BNV áp dụng đối với cán bộ nguyên là Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh đều được điều chỉnh lên mức 2.473.000 đồng/tháng (trước đây là 2.116.000 đồng/tháng); đối với các chức danh còn lại được tăng lên là 2.237.000 đồng/tháng (trước đây mức hưởng là 1.896.000 đồng/tháng) đã góp phần cải thiện cuộc sống của cán bộ về hưu.

Chính sách ưu đãi về thuế, trợ giá: Việc giảm thuế, trợ giá được các địa phương thực hiện hiệu quả, đặc biệt là chính sách giảm thuế VAT từ 10% xuống còn 8% với nhiều mặt hàng thiết yếu đã hỗ trợ người dân trong tỉnh giảm thiểu được các tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19; nhiều khoản phí, lệ phí theo Thông tư số 120/2021/TT-BTC được hỗ trợ giảm từ 10% đến 50% so với quy định hiện hành đã góp phần giảm bớt chi phí cho người dân trong việc nộp các khoản đóng góp theo nghĩa vụ của mình, như: phí thẩm định dự án đầu tư xậy dựng, phí thẩm định thiết kế cơ sở…

Chính sách hỗ trợ tiền thuê nhà: Thực hiện theo Quyết định số 08/2022/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, UBND tỉnh đã ban hành kế hoạch thực hiện chính sách hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động trên địa bàn tỉnh.  Đến cuối tháng 8, tỉnh đã hoàn thành chi trả xong với tổng số kinh phí hơn 37,2 tỷ đồng cho 35.716 lao động tại 1.092 doanh nghiệp; trong đó, đã thực hiện chi trả hơn 32,2 tỷ đồng cho 32.429 người lao động đang làm việc tại 705 doanh nghiệp và gần 5,1 tỷ đồng hỗ trợ cho 3.287 người quay trở lại làm việc tại 387 doanh nghiệp.

 Chính sách giải quyết việc làm: UBND tỉnh đã chỉ đạo rà soát, hoàn thiện một số chính sách giải quyết việc làm để trình HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết triển khai trong giai đoạn 2022-2025. Các hoạt động tư vấn giới thiệu việc làm được triển khai linh hoạt đáp ứng phần nào nhu cầu tuyển dụng ở một số ngành, nghề, lĩnh vực cần nhiều lao động, như: sản xuất trang phục, sản xuất giày da, sản xuất linh kiện điện tử... Qua đó, toàn tỉnh đã giải quyết việc làm cho 14.295 lao động, trong đó, giải quyết việc làm trong nước là 13.876 lao động (6.246 lao động trong khu vực công nghiệp - xây dựng; 2.976 lao động trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản và 4.654 lao động trong khu vực dịch vụ); đưa 419 người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài. Chính sách này đã khuyến khích, tạo điều kiện cho người lao động chủ động tìm kiếm việc làm, cải thiện thu nhập và góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhà.

Công tác giảm nghèo, an sinh xã hội tiếp tục được quan tâm, chú trọng. Các hộ nghèo có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn được quan tâm hỗ trợ từ các cấp chính quyền cùng với sự tham gia của các đơn vị, doanh nghiệp, các nhà hảo tâm. Chính sách hỗ trợ các đối tượng thuộc hộ gia đình không có khả năng thoát nghèo theo Nghị quyết 14/2020/NQ-HĐND của HĐND tỉnh tiếp tục được các địa phương tổ chức thực hiện. Cuối năm 2021, toàn tỉnh có 5.207 hộ nghèo, chiếm 1,51% tổng số hộ dân toàn tỉnh; số hộ cận nghèo tiếp cận đa chiều có 7.271 hộ, chiếm tỷ lệ 2,10 % tổng số hộ dân. Với sự vào cuộc mạnh mẽ từ các cấp chính quyền và sự nỗ lực vươn lên của các hộ nghèo, ước thực hiện năm 2022 tỷ lệ hộ nghèo giảm còn khoảng 1,08% và 100% không có hộ nghèo thuộc đối tượng chính sách người có công.

Chế độ chính sách đối với người có công và thân nhân người có công được đảm bảo. Các hoạt động thăm hỏi, tặng quà gia đình chính sách, đối tượng cứu trợ xã hội và các cơ quan, đơn vị trong và ngoài tỉnh nhân dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần năm 2022 được triển khai thực hiện tốt. Nhằm tri ân các anh hùng, thương binh, liệt sỹ, gia đình và người có công với cách mạng, tỉnh Vĩnh Phúc đã triển khai các hoạt động kỷ niệm 75 năm Ngày Thương binh Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2022) và biểu dương người có công tiêu biểu với 220 đại biểu tham dự; 69 tập thể, cá nhân và người có công được tặng Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Chủ tịch UBND tỉnh và Giấy khen của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội… Kết quả có 81.333 lượt đối tượng được tặng quà trên địa bàn tỉnh với tổng số tiền là 28,4 tỷ đồng.

Với mục tiêu: tiếp tục nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các cấp, các ngành về hệ thống chính sách xã hội, nhằm tạo sự chuyển biến tích cực, huy động được sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, không ngừng cải thiện, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân. Các chính sách trên đã và đang góp phần từng bước nâng cao thu nhập, bảo đảm an sinh xã hội mang lại cuộc sống an toàn, bình đẳng và hạnh phúc cho Nhân dân trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.

 dsdc

Chi đoàn Thanh niên – Cục Thống kê tỉnh Vĩnh Phúc.

 

luat_sua_doi_ltk

Đang truy cập: 11
Trong ngày: 15
Trong tuần: 957
Lượt truy cập: 1405336

Xin cho biết ý kiến của bạn về trang thông tin điện tử Cục Thống kê tỉnh Vĩnh Phúc?
Tốt
Khá
Trung bình
Kém

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ CỤC THỐNG KÊ TỈNH VĨNH PHÚCChung nhan Tin Nhiem Mang

Địa chỉ: Số 20

Lý Thái Tổ - Phường Đống Đa - Thành phố Vĩnh Yên - Tỉnh Vĩnh Phúc

Điện thoại: 0211 3 861 139, Fax: 0211 3 843 841Email: vinhphuc@gso.gov.vn, cuctk@vinhphuc.gov.vn