.::. Cung cấp thông tin đầy đủ, trung thực là trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi của doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, đơn vị sự nghiệp, hiệp hội, cơ sở hành chính, cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng trên địa bàn .::. .............................................................................................................................................................................................................. ........................................  

BÁO CÁO
        Tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh Phúc 
tháng 5 và 5 tháng đầu năm 2022

1. Sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản

Tháng Năm, bà con nông dân các địa phương tập trung chăm sóc cho cây lúa và các loại cây trồng vụ Xuân. Hiện nay, phần lớn diện tích lúa đang trong thời kỳ vào hạt, chắc xanh; một số diện tích lúa xuân sớm đã chín và đang được thu hoạch. Chăn nuôi gia súc, gia cầm phát triển tốt, sản lượng thịt hơi xuất chuồng và các sản phẩm chăn nuôi thu hoạch trong tháng tăng khá so với cùng kỳ. Công tác phòng, chống dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi được chú trọng triển khai thực hiện.

1.1. Trồng trọt

Tính đến trung tuần tháng Năm, toàn tỉnh hiện có khoảng 2.500 ha trà lúa xuân sớm đã chín và bắt đầu thu hoạch; hơn 26.000 ha trà lúa xuân muộn đang trong giai đoạn cuối trỗ, chắc xanh, đây là trà lúa chủ lực của tỉnh với các giống cho năng suất, chất lượng cao.

Tổng diện tích gieo trồng vụ Đông Xuân năm 2022 của tỉnh ước đạt 53.231 ha, giảm 0,46% với cùng kỳ. Trong đó, diện tích cây lúa chiếm trên 55,11% tổng diện tích gieo trồng, giảm 1,05%.

1.2. Chăn nuôi

Số lượng đầu gia súc ước tính thời điểm 31/05/2022 có xu hướng giảm so với cùng kỳ: đàn trâu giảm 2,26%; đàn bò giảm 1,96%; đàn lợn giảm 0,55%.

Tính chung 5 tháng đầu năm, sản lượng thịt trâu, bò hơi xuất chuồng đạt 2.894,8 tấn, giảm 1,12%; thịt lợn hơi đạt 35.462 tấn, tăng 5,82%; thịt gia cầm hơi đạt 17.115 tấn, tăng 3,49%; sản lượng trứng gia cầm 286 triệu quả, tăng 6,22%; sản lượng sữa bò tươi 23.950 tấn, tăng 15,23% so với cùng kỳ.

1.3. Sản xuất lâm nghiệp

Tính chung 5 tháng đầu năm, diện tích rừng trồng mới tập trung ước đạt 394,0 ha, tăng 11,74%  so với cùng kỳ; số cây trồng phân tán ước đạt 492,1 nghìn cây, giảm 26,61%; sản lượng gỗ khai thác ước đạt 17.716,7 m3, tăng 5,44%; sản lượng củi khai thác ước đạt 14.072,0 ste, giảm 5,23%.

1.4. Sản xuất thuỷ sản

Tổng sản lượng thủy sản trong tháng ước đạt 2.069,35 tấn, tăng 7,39% so với cùng kỳ; trong đó, sản lượng nuôi trồng ước đạt 1.957,54 tấn, tăng 7,98%. Hiện đang vào vụ nuôi trồng chính, nhu cầu về con giống thủy sản tăng cao, số lượng con giống sản xuất trong tháng ước đạt 328,0 triệu con, tăng 7,61% (+23,2 triệu con) so với cùng kỳ.

Năm tháng đầu năm, tổng sản lượng thủy sản ước đạt 9.523,2 tấn, tăng 1,79%; trong đó, sản lượng khai thác nội địa ước đạt 691,16 tấn, giảm 3,8%; sản lượng nuôi trồng ước đạt 8.832,04 tấn, tăng 2,26% so với năm tháng đầu năm 2021.

2. Sản xuất công nghiệp

Sản xuất công nghiệp trong tháng tiếp tục phát triển, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) ước tính tăng 1,62% so với tháng trước và tăng 20,90% so với cùng kỳ năm trước. Đây là tháng thứ 5 liên tiếp chỉ số sản xuất công nghiệp so cùng kỳ ghi nhận mức tăng 2 con số và cũng là tháng có chỉ số IIP tăng cao nhất kể từ đầu năm 2022, thể hiện sự phục hồi rõ nét của hoạt động sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh sau dịch bệnh.

2.1. Chỉ số sản xuất

Chỉ số sản xuất tháng 5 theo ngành kinh tế cấp I: Ngành khai khoáng giảm 32,00%; ngành chế biến, chế tạo tăng 21,17%; sản xuất và phân phối điện tăng 7,75%; cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 4,59% so cùng kỳ.

Tính chung 5 tháng đầu năm 2022, chỉ số IIP ước tính tăng 15,46% so với 5 tháng đầu năm 2021. Trong các ngành công nghiệp cấp II, có 19/24 ngành có chỉ số sản xuất tăng so với cùng kỳ năm trước, 5/24 ngành có chỉ số sản xuất giảm.

2.2. Sản phẩm sản xuất chủ yếu

Sản lượng 05 tháng đầu năm của một số sản phẩm chủ yếu như sau: 133.455 tấn thức ăn gia súc, gia cầm, tăng 2,59%; 5.564,4 nghìn đôi giày thể thao, tăng 6,21%; 46.958,7 nghìn m2 gạch ốp lát, giảm 5,38%; 26.716 xe ô tô các loại, tăng 6,43%; 670.505 xe máy các loại, tăng 8,01%; doanh thu sản xuất linh kiện điện tử ước đạt 78.633,5 tỷ đồng, tăng 24,15% so với cùng kỳ.

2.3. Chỉ số sử dụng lao động

Tháng 5/2022, chỉ số sử dụng lao động trong các doanh nghiệp công nghiệp trên địa bàn tỉnh tăng 4,41% so với tháng trước và tăng 6,67% so với cùng kỳ năm 2021. Chia theo ngành kinh tế cấp I, chỉ số sử dụng lao động của ngành khai khoáng giảm 1,23%; ngành công nghiệp chế biến chế tạo tăng 4,49%; ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí và ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải có chỉ số sử dụng lao động ổn định so với tháng trước.

2.4. Chỉ số tiêu thụ, tồn kho

Tháng 5/2022, chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo ước giảm 7,54% so với tháng trước và tăng 16,16% so cùng kỳ. So với tháng trước, 13/18 ngành công nghiệp chế biến chế tạo có chỉ số tiêu thụ tăng, trong đó, một số ngành có chỉ số tiêu thụ tăng khá như: Sản xuất máy móc, thiết bị chưa được phân vào đâu tăng 57,83%; sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại tăng 12,51%; …

Chỉ số tồn kho toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 0,34% so với tháng trước và giảm 18,58% so với cùng kỳ năm trước. So với tháng trước, 10/18 ngành công nghiệp chế biến, chế tạo có chỉ số tồn kho tăng; một số ngành có chỉ số tồn kho tăng mạnh là: Sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy tăng 18,12%; sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu tăng 12,71%; …

3. Đầu tư và phát triển doanh nghiệp

3.1. Vốn đầu tư thực hiện thuộc nguồn ngân sách Nhà nước

Tháng 5/2022, dự kiến tổng vốn đầu tư thuộc nguồn vốn ngân sách Nhà nước do địa phương quản lý đạt 473,88 tỷ đồng, tăng 10,62% so với tháng trước, tăng 11,80% so với tháng cùng kỳ năm trước.

Tính chung 5 tháng đầu năm, vốn đầu tư thuộc nguồn vốn ngân sách Nhà nước do địa phương quản lý ước đạt 2.050,99 tỷ đồng, tăng 5,87% so với cùng kỳ và bằng 22,85% kế hoạch vốn giao đầu năm.

3.2. Thu hút đầu tư trực tiếp

Theo số liệu Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc, đến ngày 15/5/2022, tỉnh đã cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 12 dự án DDI (07 dự án cấp mới, 05 dự án điều chỉnh vốn) với tổng vốn đăng ký đạt 7.743,46 tỷ đồng, tăng 45,87% so với cùng kỳ; 29 dự án FDI (09 dự án cấp mới, 20 dự án điều chỉnh vốn) với tổng vốn đăng ký đạt 214,15 triệu USD.

3.3. Tình hình đăng ký doanh nghiệp

Tính đến ngày 15/5/2022, toàn tỉnh có 534 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng số vốn đăng ký là 5.605 tỷ đồng, tăng 8,32% về số doanh nghiệp, giảm 8,77% về vốn đăng ký so với cùng kỳ năm trước.

Trong 5 tháng đầu năm, số lượng doanh nghiệp tham gia quay trở lại thị trường tiếp tục xu hướng tích cực với 237 doanh nghiệp, tăng 11,79% so với cùng kỳ năm trước, nâng tổng số doanh nghiệp thành lập mới và doanh nghiệp quay trở lại hoạt động trong 5 tháng đầu năm lên 771 doanh nghiệp. Tuy nhiên, số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh, giải thể vẫn có chiều hướng gia tăng với 376 doanh nghiệp, tăng 31,93% so với cùng kỳ; phần lớn là những doanh nghiệp có quy mô nhỏ, chưa phục hồi hoạt động sản xuất kinh doanh trở lại sau ảnh hưởng của dịch Covid-19. Trong đó, số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn là 346 doanh nghiệp, tăng 38,40%; số doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể là 30 doanh nghiệp, giảm 14,29% so với cùng kỳ.

4. Thương mại, dịch vụ và giá cả

Tháng 5/2022, hoạt động thương mại và dịch vụ trên địa bàn tỉnh khá sôi động khi đời sống sinh hoạt của người dân trở về trạng thái của những năm trước khi xuất hiện đại dịch Covid-19 do hiệu quả của chính sách mở cửa du lịch từ 15/3/2022, nhu cầu mua sắm, chi tiêu, sử dụng dịch vụ của người dân và du khách tăng mạnh. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 46,26% so cùng kỳ năm trước. Trong đó, dịch vụ lưu trú, ăn uống và dịch vụ du lịch lữ hành phục hồi mạnh mẽ, doanh thu tăng 75,17% so cùng kỳ. Tính chung 5 tháng đầu năm 2022, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 9,74% so với cùng kỳ năm trước.

 4.1. Tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng

Tháng 5/2022, Tổng mức bán lẻ hàng hóa, doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống, du lịch lữ hành và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước đạt 5.234,6 tỷ đồng, tăng 2,73% so với tháng trước và tăng 46,26% so với cùng kỳ năm trước.

Tổng mức bán lẻ hàng hóa ước đạt 4.712 tỷ đồng, tăng 2,66% so với tháng trước và tăng 44,58% so với cùng kỳ năm 2021,

Doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống, du lịch lữ hành ước đạt 317,53 tỷ đồng, tăng 4,60% so với tháng trước và tăng 75,17% so với cùng kỳ năm trước.

Doanh thu các ngành dịch vụ tiêu dùng ước đạt 205,08 tỷ đồng, tăng 1,34% so tháng trước và tăng 48% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 5 tháng đầu năm 2022, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt 25.024,12 tỷ đồng, tăng 9,74% so với cùng kỳ.

4.2. Vận tải hành khách và hàng hoá

Tháng 5/2022, ước tính doanh thu hoạt động vận tải đạt 404,36 tỷ đồng, tăng 1,9% so với tháng trước và tăng 94,73% so với cùng kỳ năm trước.

Tính chung 5 tháng đầu năm, vận tải hành khách ước đạt 7.117 nghìn lượt khách vận chuyển, tăng 0,04%; luân chuyển ước đạt 448.985 nghìn lượt khách.km, giảm 1,16% so với cùng kỳ năm trước. Vận tải hàng hóa ước đạt 14.963 nghìn tấn hàng hóa vận chuyển, tăng 20,39% và luân chuyển đạt 1.009.139 nghìn tấn.km, tăng 10,61% so với cùng kỳ. Doanh thu vận tải ước đạt 1.865,08 tỷ đồng, tăng 94,73% so với cùng kỳ.

4.3. Chỉ số giá

Chỉ số giá tiêu dùng: Tháng 5/2022, Chỉ số giá tiêu dùng CPI tăng 0,64% so với tháng trước và tăng 2,64% so với cùng kỳ năm trước.

Tính chung 5 tháng đầu năm CPI tăng 1,74% so với cùng kỳ năm trước,

Chỉ số giá vàng và Đô la Mỹ: Chỉ số giá vàng và Đô la Mỹ trên địa bàn biến động cùng chiều với giá vàng và giá đồng Đô la Mỹ trên thị trường thế giới, chỉ số giá vàng trong tháng Năm giảm 0,93% so với tháng trước, giá vàng bình quân trên thị trường tự do là 5.670 nghìn đồng/chỉ. Giá Đô la Mỹ trên thị trường tự do trong tháng tăng 0,04% so với tháng trước, giá bán bình quân ở mức 23.290 đồng/USD. Bình quân 5 tháng đầu năm 2022, chỉ số giá vàng tăng 1,02%, chỉ số giá Đô la Mỹ tăng 0,06% so với cùng kỳ năm trước.

5.Tài chính, ngân hàng, bảo hiểm

5.1. Tình hình thu, chi ngân sách Nhà nước

Theo số liệu của Kho bạc Nhà nước tính đến 15/5/2022, tổng thu ngân sách trên địa bàn đạt 15.407,7 tỷ đồng, tăng 4,79% so với cùng kỳ.

Tổng chi ngân sách nhà nước đến ngày 15/5/2022 đạt 9.961,41 tỷ đồng, tăng 16,20% so với cùng kỳ.

5.2. Hoạt động ngân hàng, tín dụng

Tổng dư nợ cho vay đến 31/5/2022 ước đạt 112.000 tỷ đồng, tăng 9,76% so với cuối năm 2021.

Tổng nguồn vốn huy động dự kiến đến 31/5/2022 ước đạt 102.000 tỷ đồng, tăng 5,87% so với cuối năm 2021.

Tháng Năm, lãi suất cho vay trên địa bàn phổ biến từ 4-9,5%/năm đối với từng kỳ hạn và đối tượng; lãi suất huy động bằng VNĐ phổ biến từ 0,2-6,5%/năm đối với từng kỳ hạn. Dự kiến nợ xấu đến 31/5/2022 ước đạt 800 tỷ đồng giảm 1,72% so với tháng 12/2021, chiếm tỷ lệ 0,71% trên tổng dư nợ.

5.3. Bảo hiểm

Ước tính đến 31/5/2022, toàn tỉnh có 1.127.732 người tham gia đóng bảo hiểm các loại. Trong đó, 243.303 người tham gia BHXH, chiếm 36,65% lực lượng lao động; 1.110.236 người tham gia BHYT, đạt 92,8% dân số. Tổng số tiền thu bảo hiểm các loại đến hết tháng ước đạt 2.228,5 tỷ, đạt 38,3% kế hoạch, tăng 2,88% so với cùng kỳ.

6. Một số vấn đề xã hội

6.1. Y tế

Công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19: Trong tháng, tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh đã cơ bản được kiểm soát, số ca nhiễm mới giảm mạnh. Theo báo cáo của Sở Y tế tính từ ngày 29/4/2021 đến ngày 25/5/2022 số ca nhiễm COVID-19 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc là 368.097 ca; hiện nay toàn tỉnh có 524 bệnh nhân đang điều trị Đến ngày 25/5/2022, toàn tỉnh đã tiêm vắc xin COVID-19 cho 23.285 trẻ em đạt 25,5% dân số từ 05-11 tuổi.

Công tác phòng chống dịch bệnh khác: Hiện nay, đang vào thời điểm mùa hè, thời tiết nóng ẩm, thuận lợi cho dịch bệnh phát sinh. Các ngành chức năng đã triển khai đồng bộ các giải pháp phòng, chống dịch bệnh mùa hè đặc biệt là các bệnh truyền nhiễm đường tiêu hóa, đường hô hấp do muỗi truyền như: Bệnh Tiêu chảy do vi rút Rota, Tay- Chân-Miệng, Thương hàn, Sởi, Cúm, Sốt xuất huyết…; tăng cường công tác truyền thông giáo dục sức khỏe, tổ chức các chiến dịch tuyên truyền vệ sinh cá nhân, vệ sinh nơi sinh hoạt, làm việc, học tập…

Tình hình an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP): Công tác thanh tra, kiểm tra chất lượng ATVSTP được tỉnh đẩy mạnh, đặc biệt trong “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2022” (diễn ra từ ngày 15/4/2022 đến ngày 15/5/2022), nhằm giảm thiểu các hành vi vi phạm trong sản xuất kinh doanh thực phẩm, chủ động phòng ngừa ô nhiễm thực phẩm, hạn chế tối đa ngộ độc thực phẩm. Trong tháng trên địa bàn tỉnh không có trường hợp ngộ độc thực phẩm xảy ra.

Công tác phòng chống HIV/AIDS: Tính đến ngày 30/4/2022: Lũy tích có 4.809 người nhiễm HIV, lũy tích số người chuyển AIDS là 2.356 người, lũy tích số người tử vong do AIDS là 1.074 người, số người nhiễm HIV hiện còn sống là 3.735. Số bệnh nhân đang nhận thuốc điều trị ARV là 1.063 bệnh nhân.

6.2. Giáo dục

Để chuẩn bị tốt cho kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh Đại học, Cao đẳng năm 2022 đảm bảo an toàn, chính xác, khách quan và minh bạch. Ngành GD&ĐT của tỉnh đã triển khai nhiều nội dung như: tập huấn nghiệp vụ cho các cán bộ trong ngành về quy chế tổ chức kỳ thi; triển khai thực hiện kế hoạch ôn tập đến các đơn vị, nhà trường; sắp xếp thời gian ôn tập hợp lý, đảm bảo hiệu quả cao nhưng không gây quá tải cho học sinh để kỳ thi đạt kết quả tốt nhất.

6.3. Hoạt động văn hóa, thể thao

Trong tháng, ngành chức năng của tỉnh đã tổ chức nhiều hoạt động văn hóa sôi nổi, hấp dẫn chào mừng mừng kỷ niệm 47 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2022); Ngày Quốc tế lao động 01/5 và kỷ niệm 132 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2022), đặc biệt là các hoạt động chào mừng SEA Game 31…

Từ ngày 13 đến ngày 22/5/2022, trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc diễn ra hai nội dung thi đấu của SEA Game 31 là Golf và Muay. Ngay từ đầu tháng, tỉnh đã hoàn tất các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện, nhân lực phục vụ SEA Games 31. Các môn thi đấu đã diễn ra thuận lợi, thu hút đông đảo nhân dân và cổ động viên cổ vũ nhiệt tình cho các đội thi đấu. Trong quá trình diễn ra giải đấu, Ban tổ chức SEA Games 31 của tỉnh luôn theo sát các đoàn thể thao, đảm bảo công tác phối hợp và phục vụ luôn chu đáo an toàn và trang trọng.

6.4. Tình hình an ninh, trật tự, an toàn giao thông, phòng chống cháy nổ, thiên tai và bảo vệ môi trường

Tình hình an ninh trật tự: Từ ngày 15/4/2022 đến ngày 14/5/2022, tỉnh Vĩnh Phúc xảy ra 51 vụ vi phạm trật tự an toàn xã hội (giảm 04 vụ so với tháng trước), làm chết 01 người, bị thương 04 người, thiệt hại tài sản 6.406,1 triệu đồng, đã điều tra làm rõ 47 vụ (đạt  92,2%), với 127 đối tượng, thu hồi tài sản trị giá 2.222,1 triệu đồng.

Tình hình an toàn giao thông: Lực lượng chức năng thực hiện nghiêm công tác tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm; đã phát hiện, xử lý 1.220 trường hợp vi phạm với số tiền xử phạt gần 1,3 tỷ đồng; tước 66 giáy phép lái xe; tạm giữ 26 xe ô tô và 173 xe mô tô. Trong tháng Năm, trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 02 vụ tai nạn giao thông đường bộ, làm 02 người chết và 01 người bị thương.

Công tác bảo vệ môi trường: Trong tháng, trên địa bàn tỉnh phát hiện 22 vụ vi phạm môi trường; số vụ đã xử lý là 22 vụ với số tiền xử phạt là 264,5 triệu đồng. Lũy kế 5 tháng đầu năm, phát hiện 178 vụ, xử lý 154 vụ, số tiền đã xử phạt 1.692,3 triệu đồng.

Tình hình cháy, nổ: Trong kỳ, trên địa bàn xảy ra 02 vụ cháy, không gây thiệt hại về người, ước thiệt hại 280 triệu đồng, nguyên nhân cháy đang được các cơ quan chức năng điều tra làm rõ./. 

so_lieu_ktxh_thang_5-2022_tinh_vinh_phuc.xlsx

bao_cao_ktxh_thang_5_-_2022_tinh_vinh_phuc_da_duyet.docx

 

 

luat_sua_doi_ltk

Đang truy cập: 31
Trong ngày: 453
Trong tuần: 1268
Lượt truy cập: 1432949

Xin cho biết ý kiến của bạn về trang thông tin điện tử Cục Thống kê tỉnh Vĩnh Phúc?
Tốt
Khá
Trung bình
Kém

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ CỤC THỐNG KÊ TỈNH VĨNH PHÚCChung nhan Tin Nhiem Mang

Địa chỉ: Số 20

Lý Thái Tổ - Phường Đống Đa - Thành phố Vĩnh Yên - Tỉnh Vĩnh Phúc

Điện thoại: 0211 3 861 139, Fax: 0211 3 843 841Email: vinhphuc@gso.gov.vn, cuctk@vinhphuc.gov.vn