.::. Cung cấp thông tin đầy đủ, trung thực là trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi của doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, đơn vị sự nghiệp, hiệp hội, cơ sở hành chính, cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng trên địa bàn .::. .............................................................................................................................................................................................................. ........................................  

Vượt qua những khó khăn do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 và những biến động của tình hình thế giới, 10 tháng năm 2022, các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh đã chủ động ứng phó linh hoạt, tích cực thay đổi chiến lược, mô hình sản xuất cho phù hợp với tình hình mới, khắc phục khó khăn để phục hồi, mở rộng sản xuất.

Nhờ vậy, hoạt động sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh đã có bước phục hồi, phát triển nhanh và bền vững, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) đạt tăng mức cao 2 con số trong mười tháng liên tiếp; trong đó, tăng mạnh nhất ở tháng 2, tháng 5 và tháng 6 với mức tăng lần lượt là 19,38%; 20,06%; 19,01%. Sản xuất công nghiệp ước tháng Mười tiếp tục tăng cao, tăng 6,41% so tháng trước và tăng 16,77% so cùng kỳ năm 2021, khẳng định các hoạt động sản xuất đã lấy lại đà tăng trưởng, chính sách phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội của Chính phủ đã phát huy hiệu quả tích cực.

718d8a0314f7d3a98ae6

Chỉ số sản xuất công nghiệp 10 tháng năm 2022 so với cùng kỳ năm trước (%)

Tính chung 10 tháng năm 2022, IIP ước tính tăng 15,42% so với cùng kỳ năm trước. Mức tăng này cao hơn mức tăng 11,06% của cùng kỳ năm 2021, mức tăng 6,62% của cùng kỳ năm 2020 và mức tăng 13,89% của cùng kỳ năm 2019 (là năm trước khi dịch bệnh Covid-19 xuất hiện). Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo (ngành chiếm tới trên 98% giá trị sản xuất toàn ngành công nghiệp, quyết định chủ yếu đến tốc độ tăng trưởng toàn ngành công nghiệp), 10 tháng năm 2022 tăng 15,58% (cùng kỳ năm 2021 tăng 11,11%); một số ngành công nghiệp trọng điểm trong ngành công nghiệp chế biến chế tạo tăng trưởng cao so với cùng kỳ, đóng góp tích cực vào tăng trưởng chung của toàn ngành công nghiệp như: Sản xuất linh kiện điện tử tăng 20,54%; sản xuất giường, tủ, bàn, ghế tăng 19,22%; sản xuất phương tiện vận tải khác tăng 14,18%; sản xuất máy móc, thiết bị chưa được phân vào đâu tăng 11,71%; sản xuất da và các sản phẩm có liên quan tăng 11,24%;… Tuy nhiên ở chiều ngược lại, IIP của một số ngành giảm so với cùng kỳ do hoạt động sản xuất vẫn gặp khó khăn, chưa phục hồi hoàn toàn như thời điểm trước khi xảy ra dịch bệnh: Ngành khai khoáng khác giảm 35,79%; chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ, tre, nứa (trừ giường, tủ, bàn, ghế); sản xuất sản phẩm từ rơm, rạ và vật liệu tết bện giảm 20,49%; sản xuất chế biến thực phẩm giảm 2,93%; công nghiệp chế biến, chế tạo khác giảm 2,57%.

1585165s

Chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tháng 10/2022 ước tính tăng 3,99% so với tháng trước và tăng 3,49% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 10 tháng năm 2022, chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo ước tăng 13,36% so với cùng kỳ năm 2021 (cùng kỳ năm 2021 giảm 8,79%).

Chỉ số tồn kho toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tháng 10/2022 tăng 0,13% so với cùng thời điểm tháng trước và giảm 59,09% so với cùng thời điểm năm trước (cùng thời điểm năm 2021 tăng 36,28%). Tỷ lệ tồn kho toàn ngành chế biến, chế tạo bình quân 10 tháng năm 2022 là 72,57% (bình quân 10 tháng năm 2021 là 126,92%).

Để thúc đẩy hoạt động sản xuất công nghiệp phát triển, tỉnh Vĩnh Phúc tiếp tục tập trung chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp về phục hồi phát triển kinh tế - xã hội theo tinh thần Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 08 tháng 01 năm 2022 và Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 30 tháng 01 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ; thường xuyên theo dõi, nắm bắt tình hình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc; tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận các gói chính sách hỗ trợ của Chính phủ về miễn, giảm, giãn thuế, phí, tiền thuê đất, tiếp cận nguồn vốn vay, giảm lãi suất, cơ cấu lại thời hạn trả nợ..., tạo môi trường đầu tư ổn định, lành mạnh để các doanh nghiệp yên tâm đầu tư sản xuất, kinh doanh.

Vĩnh Phúc không ngừng đổi mới, xây dựng thương hiệu coi các nhà đầu tư đầu tại Vĩnh Phúc là công dân của tỉnh, thành công của doanh nghiệp chính là thành công của tỉnh; tổ chức thành công nhiều chương trình sự kiện, hội nghị, hội thảo thu hút hàng ngàn khách tham gia cùng các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, hỗ trợ về thông tin thị trường, xúc tiến xuất khẩu, tận dụng các cam kết trong các FTA đã ký và thông qua các chuỗi cung ứng toàn cầu để tìm kiếm thị trường mới, góp phần đưa hoạt động sản xuất công nghiệp tiếp tục khởi sắc.

Cục Thống kê tỉnh Vĩnh Phúc

 

luat_sua_doi_ltk

Đang truy cập: 11
Trong ngày: 4
Trong tuần: 888
Lượt truy cập: 1429854

Xin cho biết ý kiến của bạn về trang thông tin điện tử Cục Thống kê tỉnh Vĩnh Phúc?
Tốt
Khá
Trung bình
Kém

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ CỤC THỐNG KÊ TỈNH VĨNH PHÚCChung nhan Tin Nhiem Mang

Địa chỉ: Số 20

Lý Thái Tổ - Phường Đống Đa - Thành phố Vĩnh Yên - Tỉnh Vĩnh Phúc

Điện thoại: 0211 3 861 139, Fax: 0211 3 843 841Email: vinhphuc@gso.gov.vn, cuctk@vinhphuc.gov.vn