.::. Cung cấp thông tin đầy đủ, trung thực là trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi của doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, đơn vị sự nghiệp, hiệp hội, cơ sở hành chính, cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng trên địa bàn .::. .............................................................................................................................................................................................................. ........................................  

Trong quý I năm 2023, Tình hình thế giới tiếp tục biến động phức tạp, khó lường, nhất là diễn biến xung đột Nga - Ucraina và phản ứng của các nước; lạm phát tuy đã giảm, nhưng vẫn ở mức cao, tiềm ẩn nhiều rủi ro; chính sách tiền tệ tiếp tục thắt chặt, tiềm ẩn rủi ro đến thị trường tài chính toàn cầu; tiêu dùng và các hoạt động kinh tế tiếp tục suy giảm, nhiều nền kinh tế tăng trưởng thấp. Thị trường bất động sản ở một số quốc gia tiếp tục sụt giảm mạnh.

Trước bối cảnh kinh tế thế giới có nhiều khó khăn, thách thức, kinh tế của Việt Nam cũng bị ảnh hưởng, đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp. Số liệu thống kê ước quý I năm 2023 cho thấy: Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIPước giảm 2,2% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2022 tăng 6,8%), trong đó, ngành chế biến, chế tạo giảm 2,4%; Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước giảm 10,9%, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa ước giảm 14,7% so với cùng kỳ năm trước; chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân quý I tăng 4,18%; lạm phát cơ bản tăng 5,01%...

Trong bối cảnh chung đó, ngành công nghiệp của Vĩnh Phúc cũng chịu ảnh hưởng không nhỏ. Đây là thách thức lớn đối với lĩnh vực sản xuất các sản phẩm xuất khẩu, nhất là sản xuất sản phẩm điện tử, sản xuất ô tô, xe máy trên địa bàn tỉnh.

Chỉ số IIP quý I/2023 của tỉnh Vĩnh Phúc ước giảm 7,98% so với cùng kỳ năm trước. Đây là mức giảm sau 4 năm liên tiếp đạt mức tăng. Trong đó, ngành khai khoáng giảm 48,69%; ngành công nghiệp chế biến, chế tạo giảm 8,10%; ngành sản xuất và phân phối điện tăng 0,23%; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 6,43%.  

Xét theo ngành công nghiệp cấp II, có tới 18/24 ngành có chỉ số sản xuất giảm. Một số ngành công nghiệp chủ lực của tỉnh, trừ ngành sản xuất linh kiện điện tử có mức tăng thấp 1,45%, các ngành còn lại có chỉ số giảm so với cùng kỳ: sản xuất ô tô giảm 40,18%; sản xuất xe máy giảm 13,26%; sản xuất trang phục giảm 8,96%; sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác giảm 30,35%; sản xuất kim loại giảm 17,11%... sản xuất không đạt được như kỳ vọng do lượng hàng tồn kho nhiều, nhu cầu thị trường nước ngoài thấp, dẫn đến sản phẩm tiêu thụ có dấu hiệu chững lại.

71822aab2a6ef630af7f

Lo ngại hơn, không chỉ sản xuất sụt giảm, mà chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp cũng giảm. Trong quý I/2023, chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo giảm 12,02% so với cùng kỳ năm 2022.

Theo kết quả khảo sát các doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến, chế tạo: Có 15,73% doanh nghiệp đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh quý I/2023 so với quý IV/2022 tốt hơn, 47,19% doanh nghiệp đánh giá giữ ổn định và 37,08% doanh nghiệp đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh gặp khó khăn hơn.

Bước sang quý II năm 2023, kinh tế Việt Nam nói chung, tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, nhất là nền kinh tế có độ mở lớn nên chịu tác động đan xen trước những khó khăn, thách thức của kinh tế thế giới; các biến động về kinh tế, chính trị, dịch bệnh, thiên tai khó dự báo. Hoạt động sản xuất kinh doanh, sản xuất công nghiệp, xuất khẩu, thu hút FDI… gặp nhiều khó khăn, đã tác động trực tiếp đến tăng trưởng, đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp. Do đó, để đạt mục tiêu tăng trưởng của năm 2023 là thách thức lớn, cần sự chung sức, đồng lòng của cả hệ thống chính trị, của doanh nghiệp và nhân dân.

Tỉnh Vĩnh Phúc cần có những giải pháp để vượt qua những khó khăn và thách thức này. Các cơ quan chức năng của tỉnh cần phải đưa ra những chính sách hỗ trợ sản xuất công nghiệp, đẩy mạnh tiến trình cải cách kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh và khuyến khích đầu tư vào các ngành kinh tế có tiềm năng. Ngoài ra, cần tăng cường hợp tác quốc tế để tìm kiếm thị trường mới, đa dạng hóa sản phẩm và nâng cao chất lượng sản phẩm để có thể cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Đặc biệt, tỉnh cần đưa ra các chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, nhất là trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp, để giúp họ vượt qua giai đoạn khó khăn này và phát triển bền vững trong tương lai. Việc tạo ra một môi trường kinh doanh thuận lợi và một hệ thống hỗ trợ doanh nghiệp hiệu quả là điều rất cần thiết để giúp kinh tế tỉnh Vĩnh Phúc phục hồi và phát triển./.

Cục Thống kê tỉnh Vĩnh Phúc

 

luat_sua_doi_ltk

Đang truy cập: 13
Trong ngày: 324
Trong tuần: 1445
Lượt truy cập: 1434053

Xin cho biết ý kiến của bạn về trang thông tin điện tử Cục Thống kê tỉnh Vĩnh Phúc?
Tốt
Khá
Trung bình
Kém

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ CỤC THỐNG KÊ TỈNH VĨNH PHÚCChung nhan Tin Nhiem Mang

Địa chỉ: Số 20

Lý Thái Tổ - Phường Đống Đa - Thành phố Vĩnh Yên - Tỉnh Vĩnh Phúc

Điện thoại: 0211 3 861 139, Fax: 0211 3 843 841Email: vinhphuc@gso.gov.vn, cuctk@vinhphuc.gov.vn