.::. Cung cấp thông tin đầy đủ, trung thực là trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi của doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, đơn vị sự nghiệp, hiệp hội, cơ sở hành chính, cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng trên địa bàn .::. .............................................................................................................................................................................................................. ........................................  

BÁO CÁO

Tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh Phúc tháng 9 và 9 tháng đầu năm 2023

Chín tháng đầu năm 2023, kinh tế toàn cầu vẫn gặp nhiều khó khăn, nhiều quốc gia đối mặt với suy giảm tăng trưởng. Tại thời điểm tháng 9/2023, các tổ chức quốc tế dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2023 ở mức 2,5% đến 3,2%, mặc dù tăng nhẹ so với dự báo từ tháng 5 nhưng vẫn thấp hơn so với tốc độ tăng trưởng năm 2022. Đối với Việt Nam, nền kinh tế tiếp tục đối mặt những khó khăn, thách thức đan xen. Các tổ chức quốc tế đều giảm dự báo tăng trưởng so với các báo cáo trước đây. Nền kinh tế đang trong giai đoạn phát triển, đang trong quá trình chuyển đổi, có độ mở lớn, quy mô còn khiêm tốn, sức chống chịu, năng lực cạnh tranh còn hạn chế, năng suất lao động chưa cao nên chịu tác động mạnh từ bên ngoài trên nhiều lĩnh vực.

Trước tình hình kinh tế thế giới và trong nước tiếp tục gặp nhiều khó khăn, thách thức. Tỉnh Vĩnh Phúc đã quyết liệt chỉ đạo tập trung bám sát các Chỉ thị, Nghị quyết, Chương trình và sự chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tưng Chính phủ. Nhiều giải pháp đã được tích cực triển khai thực hiện như: thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công; giảm mặt bằng lãi suất cho vay; triển khai các gói tín dụng hỗ trợ các ngành, lĩnh vực; miễn, giảm, gia hạn thuế, phí, tiền sử dụng đất, hỗ trợ doanh nghiệp kịp thời tháo g điểm nghn, khó khăn, vưng mắc để thúc đẩy tăng trưởng. Tuy nhiên, những khó khăn của kinh tế thế giới đã tác động rõ rệt, hiện hữu và ảnh hưởng xấu đến kinh tế của tỉnh, đặc biệt là các ngành công nghiệp trong 9 tháng đầu năm 2023. Tăng trưởng với xu hướng giảm từ quý IV/2022, tiếp đà giảm mạnh trong 6 tháng đầu năm. Sang quý III, các chỉ tiêu kinh tế dù đã có sự khởi sắc và phục hồi nhưng tốc độ phục hồi chậm. Kết quả ở các ngành, lĩnh vực cụ thể như sau:

I. TÌNH HÌNH KINH TẾ

1. Sản xuất nông, lâm nghiệp, thuỷ sản

Sản xuất nông nghiệp 9 tháng đầu năm đã ghi nhận sự phát triển tích cực. Trong trồng trọt, vụ lúa xuân có năng suất và sản lượng cao hơn so với năm trước; vụ lúa mùa cũng đạt được kết quả tốt, được xem là một vụ mùa thành công. Trong chăn nuôi, mặc dù vẫn tồn tại các khó khăn như sản xuất nhỏ lẻ và biến động giá thức ăn, giá lợn 5 tháng đầu năm ở mức thấp tuy nhiên các sản phẩm chăn nuôi chủ yếu như thịt lợn, thịt gia cầm, sữa bò tươi và trứng gà đều tăng.

1.1. Sản xuất nông nghiệp

Trồng trọt:

Lúa xuân: Diện tích gieo trồng đạt 28.986,5 ha, vượt 101,71% so với kế hoạch nhưng giảm 1,21% so với năm trước. Năng suất gieo trồng đạt 61,5 tạ/ha, tăng 20,12%; sản lượng đạt 178.270,79 tấn, tăng 18,66% so với vụ xuân năm 2022.

 Lúa mùa: Diện tích gieo trồng tiếp tục xu hướng giảm, đạt 23.549 ha, giảm 0,79% so với năm trước. Hiện tại, tỉnh đã thu hoạch gần 35% diện tích lúa mùa, với năng suất ước đạt 56,7 tạ/ha và sản lượng ước đạt 133.511,3 tấn, được coi là một vụ mùa thành công nhất trong những năm gần đây.

Ở nhóm cây hằng năm khác: Diện tích gieo trồng cây hằng năm các loại ước đạt 84.378 ha, giảm 1,5% so với cùng kỳ.

Cây lâu năm: 9 tháng đầu năm 2023, sản xuất cây lâu năm của tỉnh duy trì ổn định với diện tích hiện có ước đạt 8.299,4 ha, giảm 1,49% so với cùng kỳ năm trước.

Chăn nuôi:

Số lượng đầu gia súc, gia cầm ước tính thời điểm 30/9/2023: Đàn trâu đạt 16.260 con, giảm 3,5% so với cùng thời điểm năm trước; đàn bò đạt 92.850 con, giảm 3,58%; đàn lợn (không bao gồm lợn con theo mẹ) đạt 488.700 con, tăng 0,56%; đàn gia cầm 11.935 nghìn con, giảm 2,43%.

Tổng sản lượng thịt hơi xuất chuồng 9 tháng đầu năm 2023 ước đạt 98.483 tấn, tăng 2,95% so với cùng kỳ.

1.2. Sản xuất lâm nghiệp

Kết quả sản xuất 9 tháng đầu năm: Diện tích rừng trồng mới tập trung trong tháng 660 ha, đạt 94,23% kế hoạch năm 2023 và tăng 1,71% so với cùng kỳ. Sản lượng gỗ khai thác ước đạt 34.724,0 m3, tăng 2,93%; sản lượng củi khai thác ước đạt 36.401,0 ste, tăng 0,19% so cùng kỳ năm 2022.

1.3. Sản xuất thuỷ sản

Kết quả sản xuất thủy sản 9 tháng đầu năm: Tổng sản lượng thủy sản ước đạt 18.439 tấn, tăng 3,32% so cùng kỳ.

2. Sản xuất công nghiệp

Trong 6 tháng đầu năm 2023, hoạt động sản xuất công nghiệp tại Vĩnh Phúc và cả nước gặp nhiều khó khăn và thách thức do tình hình kinh tế và chính trị thế giới phức tạp. Lạm phát toàn cầu tăng cao, đặc biệt tại các thị trường lớn như Hoa Kỳ, EU và Nhật Bản, đã làm suy giảm nhu cầu tiêu dùng, ảnh hưởng đến các ngành công nghiệp chính của tỉnh, như sản xuất quần áo, giày dép, máy móc thiết bị và sản phẩm điện tử. Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) 6 tháng đầu năm 2023 giảm 2,70% so với cùng kỳ năm trước. Sang quý III, dù đã có sự khởi sắc và phục hồi kinh tế trong nước và thế giới, nhưng tốc độ phục hồi  còn chậm và ngành công nghiệp vẫn đối mặt với nhiều khó khăn, đặc biệt là về nguồn vốn, thị trường xuất khẩu và đơn hàng. Tỉnh Vĩnh Phúc đã triển khai nhiều biện pháp như tập trung thực hiện các chỉ thị và nghị quyết của Chính phủ, cải thiện môi trường đầu tư và kinh doanh, tuy nhiên, sự phục hồi vẫn chưa đạt như kỳ vọng. Sản xuất công nghiệp trong quý III đã tăng so với quý trước và so với cùng kỳ, nhưng mức tăng vẫn khá thấp, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp  chỉ tăng 2,9% so với quý trước và tăng 0,06% so với cùng kỳ. Sau 9 tháng năm 2023, IIP vẫn giảm 1,74% so với cùng kỳ.

Chỉ số sử dụng lao động của các doanh nghiệp công nghiệp trên địa bàn tháng 09/2023 tăng 3,52% so với tháng trước và tăng 3,02% so với cùng kỳ.

Chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tháng tăng 9,03% so với tháng trước và tăng 2,68% so với cùng kỳ năm trước.

Chỉ số tồn kho toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo: Tháng 9/2023, chỉ số tồn kho toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo giảm 4,03% so với tháng trước và tăng 24,68% so với cùng kỳ.

3. Hoạt động của doanh nghiệp

3.1. Tình hình đăng ký doanh nghiệp

Tính đến ngày 15/9/2023, toàn tỉnh có 1.110 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng số vốn đăng ký là 8.797 tỷ đồng, dự kiến giải quyết việc làm cho 7.103 lao động, tăng 11,11% về số doanh nghiệp, tăng 25,96% số lao động nhưng giảm 54,53% về vốn đăng ký so với cùng kỳ năm trước.

Số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động là 296 doanh nghiệp, giảm 12,94% so với cùng kỳ, nâng tổng số doanh nghiệp thành lập mới và doanh nghiệp quay trở lại hoạt động lên 1.406 doanh nghiệp (trung bình mỗi tháng có 156 doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động).

Số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường tiếp tục có chiều hướng gia tăng. Số lượng doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể và hoàn tất thủ tục giải thể trong kỳ là 741 doanh nghiệp, tăng 36,21% so với cùng kỳ. Trung bình mỗi tháng có 82 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường.

3.2. Xu hướng SXKD ngành công nghiệp chế biến, chế tạo

Kết quả điều tra xu hướng kinh doanh của các doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến, chế tạo trong quý II cho thấy: Có 61,5% DN ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh quý III khả quan hơn so với quý II (28,6% nhận định tốt hơn và 32,9% giữ ổn định), 38,5% DN đánh giá khó khăn hơn. Dự báo về tình hình sản xuất kinh doanh trong quý IV, 47,3% số DN đánh giá tốt hơn, 34,1% nhận định giữ mức ổn định và 18,6% đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ gặp khó khăn hơn quý III.

4. Thương mại, dịch vụ

Hoạt động thương mại và dịch vụ trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc trong 9 tháng đầu năm diễn ra sôi động; nhu cầu về đi lại du xuân, du lịch, ăn uống ngoài gia đình của người dân tăng khá so với cùng kỳ năm 2022; nhiều lễ hội được tổ chức với quy mô lớn, thu hút đông đảo du khách thăm quan. Trong 6 tháng đầu năm, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng cao với mức tăng 26,54%. Tuy nhiên, sang quý III mức tăng có dấu hiệu chững lại, với tốc độ tăng 13,54% so với cùng kỳ. Đây là mức tăng thấp nhất kể từ quý II/2022, cho thấy sự chậm lại của sức mua trong nền kinh tế.

4.1. Bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng

Tháng 9/2023, tổng mức bán lẻ hàng hóa, doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước đạt 6.806,5 tỷ đồng tăng 1,70% so với tháng trước và tăng 9,78% so với cùng kỳ.

Quý III, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng có xu hướng giảm dần, cho thấy sức mua đang chậm lại, ước đạt 20.231 tỷ đồng, tăng 2,63% so với quý trước và tăng 13,54% so với cùng kỳ.

4.2. Vận tải hành khách và hàng hoá

Tháng 9/2023, doanh thu hoạt động giao thông vận tải trên địa bàn ước tính đạt 551,37 tỷ đồng, tăng 3,78% so với tháng trước và 21,20% so với cùng kỳ.

Chín tháng đầu năm, doanh thu hoạt động vận tải ước đạt 4.421 tỷ đồng, tăng 17,69% so với cùng kỳ.

II. ỔN ĐỊNH KINH TẾ VĨ MÔ

1. Tình hình thu, chi ngân sách nhà nước

Theo số liệu của Kho bạc Nhà nước, tính đến 15/9/2023, tổng thu ngân sách trên địa bàn đạt 18.167 tỷ đồng, giảm 27,40% so với cùng kỳ, bằng 56,19% dự toán giao đầu năm.

Tổng chi ngân sách Nhà nước đến ngày 15/9/2023 đạt 18.058 tỷ đồng, tăng 14,81% so với cùng kỳ.

2. Hoạt động ngân hàng, tín dụng

Lãi suất cho vay trên địa bàn phổ biến từ 4-11%/năm đối với từng kỳ hạn và đối tượng; lãi suất huy động bằng VNĐ phổ biến từ 0,2-7,5%/năm đối với từng kỳ hạn.

Tổng nguồn vốn huy động dự kiến đến 30/9/2023 đạt 115.000 tỷ đồng, tăng 4,95% so với cuối năm 2022.

Tổng dư nợ cho vay ước tính đến 30/9/2023 ước đạt 120.800 tỷ đồng, tăng 4,33% so với cuối năm 2022.

3. Bảo hiểm

Ước tính đến 30/9/2023, toàn tỉnh có 1.152.185 người tham gia bảo hiểm các loại. Trong đó, có 246.415 người tham gia BHXH, chiếm 42,93% lực lượng lao động (bao gồm: BHXH bắt buộc: 229.542 người; BHXH tự nguyện: 17.498 người); tham gia BH thất nghiệp có 221.154 người, chiếm 38,4% lực lượng lao động; tham gia BHYT có 1.134.687 người, tỷ lệ bao phủ BHYT đạt 94,75% dân số. Tổng số tiền thu bảo hiểm các loại ước đạt 4.732,2 tỷ đồng, đạt 73,1% kế hoạch giao và tăng 21,02% so với cùng kỳ năm 2022.

4. Đầu tư và xây dựng

4.1. Hoạt động đầu tư

Vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội quý III, 9 tháng đầu năm 2023 có nhiều tích cực, vốn đầu tư khu vực Nhà nước và ngoài Nhà nước duy trì được đà tăng trưởng tốt, cho thấy sự hiệu quả của sự chỉ đạo, triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp, đặc biệt trong công tác giải ngân vốn đầu tư công­­. Tuy nhiên, do tác động của suy giảm kinh tế toàn cầu, hoạt động sản xuất khu vực có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn tỉnh chịu nhiều ảnh hưởng, qua đó làm giảm nguồn vốn đầu tư từ khu vực này.

Quý III năm 2023, vốn đầu tư thực hiện trên địa bàn tỉnh ước đạt 13.785 tỷ đồng, tăng 12,37% so với quý trước và tăng 7,39% so với cùng kỳ năm trước.

Lũy kế chín tháng đầu năm tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội trên địa bàn tỉnh ước đạt 35.084 tỷ đồng tăng 5,42% so với cùng kỳ.

Tình hình thu hút đầu tư:

Theo số liệu Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc, đến ngày 15/9/2023, toàn tỉnh đã thu hút được 22 dự án DDI (10 dự án cấp mới, 12 dự án điều chỉnh vốn) với tổng vốn đăng ký đạt 20.250 tỷ đồng, tăng 106,69%.

Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) được 59 dự án (24 dự án cấp mới, 35 dự án điều chỉnh vốn) với tổng vốn đăng ký đạt 491,07 triệu USD, tăng 67,70% so với cùng kỳ.

4.2. Hoạt động xây dựng

Quý III năm 2023, giá trị sản xuất ngành xây dựng theo giá hiện hành ước đạt 8.847,4 tỷ đồng, tăng 25,82% so với quý trước và tăng 6,98% so với cùng kỳ. Lũy kế chín tháng đầu năm tổng giá trị sản xuất ngành xây dựng theo giá hiện hành ước đạt 22.294,8 tỷ đồng, tăng 7,33% so với 9 tháng đầu năm 2022.

Theo giá so sánh, giá trị sản xuất ngành xây dựng quý III năm nay ước đạt 5.639,3 tỷ đồng, tăng 7,71% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 9 tháng đầu năm, giá trị sản xuất ngành xây dựng đạt 14.203,8 tỷ đồng, tăng 6,39% so với 9 tháng đầu năm 2022.

5. Hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa

Sự tác động khó khăn của tình hình kinh tế thế giới và sự suy giảm của sản xuất công nghiệp đã ảnh hưởng đến tình hình xuất nhập khẩu trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. Trong lĩnh vực xuất khẩu, theo số liệu báo cáo của Chi cục Hải quan tỉnh Vĩnh Phúc, tính đến ngày 15/9/2023 kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn ước đạt 11.853 triệu USD, tăng 10,49% so với cùng kỳ.

Về kim ngạch nhập khẩu, tính đến ngày 15/9/2023, đạt 10.085 triệu USD, giảm 0,61% so với cùng kỳ.

6. Chỉ số giá

Giá gas, giá xăng dầu trong nước tiếp tục tăng, giá lúa gạo trong nước tăng cao, cao hơn nhiều so với giá xuất khẩu, giá học phí của một số trường mầm non tư thục tăng là những nguyên nhân chính làm chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 9/2023 tăng 0,49% so với tháng trước, song so với cùng kỳ năm trước giảm 0,46%. Bình quân 9 tháng đầu năm 2023, CPI tăng 2,98% so với cùng kỳ năm trước.

Chỉ số giá vàng và Đô la Mỹ: Tháng 9/2023, chỉ số giá vàng tăng 0,74% so với tháng trước, tăng 5,06% so với tháng 12/2022 và tăng 7,97% so với cùng kỳ năm trước; bình quân 9 tháng đầu năm 2023 giá vàng tăng 1,49%. Chỉ số giá đô la Mỹ tăng 1,82% so với tháng trước; giảm 1,19% so với tháng 12/2022; tăng 2,38% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân 9 tháng đầu năm 2023 giá USD tăng 1,10%.

III. MỘT SỐ VẤN ĐỀ XÃ HỘI

Chín tháng đầu năm 2023, tỉnh Vĩnh Phúc phát triển kinh tế - xã hội trong điều kiện có nhiều khó khăn, thách thức. Song, với sự quyết tâm cao độ của toàn Đảng bộ, chính quyền, người dân và doanh nghiệp, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh ổn định, tăng trưởng kinh tế có dấu hiệu phục hồi tích cực, các chế độ, chính sách, an sinh xã hội được bảo đảm, quốc phòng, an ninh được giữ vững.

1. Lao động, việc làm, bảo đảm an sinh xã hội

Lao động việc làm: Ước tính 9 tháng đầu năm, lực lượng lao động 15 tuổi trở lên có việc làm 588.941 người tăng 1,22% so cùng kỳ (Quý III/2023 tăng 0,6% so quý II/2023 và tăng 1,36% so với quý III/2022).

Công tác giảm nghèo, an sinh xã hội: Kết quả cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách tính đến đầu tháng 9/2023 là 105.012 khách hàng với tổng dư nợ trên 4.184,2 tỷ đồng; cho vay nhà ở xã hội theo Nghị định 100/2015/NĐ-CP là 504 hộ, tổng dư nợ 207,1 tỷ đồng.

2. Giáo dục, đào tạo

Năm học 2022-2023, ngành GDĐT Vĩnh Phúc đã thực hiện tốt công tác rà soát, quy hoạch phân bổ, sắp xếp mạng lưới, quy mô trường lớp các cơ sở giáo dục. Thực hiện tốt việc bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên. Công tác phân luồng học sinh sau THCS và THPT đạt kết quả tốt, chất lượng công tác giảng dạy của giáo viên; đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh. Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học tiếp tục được trang bị đồng bộ, theo hướng chuẩn hóa, đảm bảo yêu cầu phục vụ cho công tác dạy - học đạt chất lượng cao. Chất lượng giáo dục ngày càng được nâng cao, đứng top đầu cả nước về thành tích học sinh giỏi quốc gia, cụ thể:

Công tác đào tạo nghề: Công tác đào tạo nghề thường xuyên được tỉnh Vĩnh Phúc coi trọng nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của tỉnh. Tính đến ngày 15/9/2023, các đơn vị đào tạo nghề tuyển mới được 14.166 người, trong đó trình độ cao đẳng 1.334 người, trung cấp 3.051 người, sơ cấp và đào tạo dưới 03 tháng 9.781 người (đạt 55,5% Kế hoạch năm 2023; đạt 70,3% so với cùng kỳ năm 2022). Hiện nay, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tiếp tục tuyên truyền và tuyển sinh các đợt tiếp theo.

3. Y tế

Công tác vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc tiếp tục được đẩy mạnh, đến nay không có trường hợp nào ngộ độc thực phẩm. Từ đầu năm đến nay, ngành Y tế và UBND các cấp đã thanh, kiểm tra, giám sát 2945 cơ sở với 2127 tổng mẫu thực phẩm xét nghiệm, có 12 cơ sở bị xử lý.

4. Văn hóa, thể thao

Hoạt động thể dục thể thao:

Trong 9 tháng đầu năm 2023, tỉnh Vĩnh Phúc cũng chuẩn bị tốt các điều kiện và đã tổ chức thành công một số giải thi đấu lớn: Tổ chức giải bóng chuyền nữ Châu Á cúp VTVcap từ ngày 25/4/2023 đến ngày 02/5/2023; Tổ chức Lễ phát động môn Bơi phòng chống đuối nước và triển khai Chương trình bơi an toàn phòng chống đuối nước trẻ em năm 2023; Tổ chức khai mạc Giải vô địch Cúp các câu lạc bộ bóng chuyền hơi tỉnh Vĩnh Phúc năm 2023 với sự tham gia của 51 đội thuộc các CLB thể dục thể thao đến từ các huyện, thành phố, các sở, ngành, đoàn thể trong tỉnh; Liên đoàn Bóng chuyền Việt Nam phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Vĩnh Phúc tổ chức Giải bóng chuyền nữ 4 nước Đông Nam Á: Thái Lan, Việt Nam, Indonesia và Philippines.

5. Tình hình trật tự an toàn xã hội và tai nạn giao thông

Tình hình an ninh trật tự, an toàn xã hội: Tính đến ngày 14/9/2023, toàn tỉnh xảy ra 393 vụ vi phạm trật tự an toàn xã hội, làm 176 người bị thương, 04 người chết thiệt hại tài sản 66,6 tỷ đồng, đã điều tra làm rõ 364 vụ, với 782 đối tượng bị bắt giữ, thu hồi tài sản trị giá 13,5 tỷ đồng.

Tình hình tai nạn giao thông: Trong tháng Chín, trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 14 vụ tai nạn giao thông, làm 08 người chết, 12 người bị thương. So với tháng trước tăng 11 vụ, số người chết tăng 07 người, số người bị thương tăng 05 người. 9 tháng đầu năm, xảy ra 31 vụ, làm 21 người chết và 33 người bị thương, so với cùng kỳ, số vụ tai nạn tăng 06 vụ, số người chết tăng 03 người, số người bị thương tăng 20 người

6. Tình hình cháy nổ, bảo vệ môi trường và thiên tai

Tình hình cháy, nổ: Từ đầu năm đến nay, tỉnh Vĩnh Phúc xảy ra 15 vụ cháy, ước giá trị thiệt hại 1.875 triệu đồng; so với cùng kỳ năm trước tăng 01 vụ.

Công tác bảo vệ môi trường: Chín tháng đầu năm 2023, trên địa bàn tỉnh đã phát hiện và xử lý 253 vụ, số tiền đã xử phạt trên 2.623,5 triệu đồng.

Tình hình thiên tai: Chín tháng đầu năm 2023, tỉnh Vĩnh Phúc đã xảy ra 06 vụ thiên tai. So với số lũy kế cùng kỳ năm trước, số vụ thiên tai tăng 02 vụ. Ngay sau khi xảy ra thiên tai, chính quyền các cấp đã đến trực tiếp kiểm tra tình hình, rà soát, khắc phục thiệt hại tại hiện trường. Đồng thời, hướng dẫn bà con nông dân khôi phục sản xuất và xử lý các tình huống phát sinh tại địa phương; tăng cường tuyên truyền, cảnh báo và hướng dẫn người dân biện pháp phòng tránh các tình huống thiên tai có thể xảy ra trong năm, hạn chế thiệt hại do thiên tai gây ra./.

 

luat_sua_doi_ltk

Đang truy cập: 52
Trong ngày: 230
Trong tuần: 1579
Lượt truy cập: 1440274

Xin cho biết ý kiến của bạn về trang thông tin điện tử Cục Thống kê tỉnh Vĩnh Phúc?
Tốt
Khá
Trung bình
Kém

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ CỤC THỐNG KÊ TỈNH VĨNH PHÚCChung nhan Tin Nhiem Mang

Địa chỉ: Số 20

Lý Thái Tổ - Phường Đống Đa - Thành phố Vĩnh Yên - Tỉnh Vĩnh Phúc

Điện thoại: 0211 3 861 139, Fax: 0211 3 843 841Email: vinhphuc@gso.gov.vn, cuctk@vinhphuc.gov.vn